Nghi thức lời nói là một thành tố văn hoá, là một trong những sản phẩm của hoạt động văn hoá của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Hô ngữ là nghi thức lời nói được sử dụng hàng ngày, tuy nhiên không phải người học tiếng nước ngoài nào cũng hiểu rõ về cách dùng hô ngữ, và bản thân họ khi sử dụng hô ngữ cũng gần như theo thói quen chứ chưa hẳn đã theo chuẩn mực. Tìm hiểu về hô ngữ trong tiếng Nga sẽ cho ta thấy đôi điều thú vị trong văn hoá của người Nga.

Khái niệm và các phương thức biểu thị hô ngữ

Trước hết, hiểu một cách đơn giản thì Hô ngữ là một từ hay một tập hợp từ dùng để gọi tên người đối thoại. Trong tiếng Nga, hô ngữ thường là tên riêng, phụ danh hay họ của người đối thoại:

-Труд этот, Ваня, был страшно громаден.

– Пётр Андреич, Максимыч отведёт вас на вашу квартиру.

– Ты не узнал меня, Прохоров?

Điểm đặc biệt trong văn hoá xưng hô của người Nga là gọi tên người đối thoại bằng tên kèm phụ danh. Việc gọi tên kèm phụ danh thể hiện tính lịch sự và tôn trọng người đối thoại.Trong một số trường hợp, khi được gọi bằng tên và phụ danh, các bạn thanh niên Nga thấy mình được công nhận là đã trưởng thành.

-Неужто, МарьяИвановна, хочешь и ты нас покинуть?

Hô ngữ сó thể được biểu thị bằng danh từ chung. Ví dụ:

– Как недогадлива ты, няня!

-Мама,ты сядь ко мне поближе.

hoặc đôi khi bằng tính từ đã được danh từ hoá:

– Отпусти меня, родная, на простор широкий.

Hô ngữ còn được mở rộng và biểu thị bằng một cụm từ:

-Трудов твоих,мой друг, я не забуду.

– Сын мой Пётр! Письмо твоё мы получили 15 сего месяца.

– Здравствуй, князь ты мой прекрасный! (Пушкин.)

Khi người nói muốn hướng tới không chỉ một mà nhiều người thì thông thường tên của những người đối thoại được nối bởi liên từ и hoặc giữa các tên người có dấu phẩy hay dấu chấm than:

– Ваня и Петя, я буду писать вам.

– Поез­жайте ты, Трубецкой, и ты, Басманов.

– Мама! Папа! Иди­те скорее сюда!

Trong lời nói đôi khi hô ngữ được lặp lại:

– Ах, няня, няня, я тоскую (Пушкин)

-Поле, поле! Кто тебя усеял мёртвыми костями?

Hoặc có kèm theo tiểu từо:

-Но не хочу,о други, умирать. (Пушкин)

-Как хорошо ты, о море ночное! (Пушкин)

-Опять я ваш, о юные друзья! (Пушкин)

Bên cạnh tên, tên và phụ danh, họ của người đối thoại, trước đây người Nga sử dụng nhiều các danh từ товарищ, товарищи, господин, господа trong hô ngữ. Các danh từ này còn được dùng kết hợp với các danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp.

Ví dụ: – Товарищ!Вы зонтик, оставили!

-Това­рищ водитель, у вас проездные есть?

– Гражданин! Вы выходите на следующей ос­тановке?

– Гражданин судья, прошу занести это в протокол.

-Добрый путь вам, господа!

Cần lưu ý là các từ товарищ, товарищиkhông thể hiện đủ sự tôn trọng với người đối thoại và chỉ nên dùng để gọi những người bạn chưa biết tên và gặp nơi công cộng như trên đường phố, tàu xe, cửa hàng…… Trong các mối quan hệ thân thuộc chỉ nên gọi tên hoặc tên và phụ danh mà không kèm theo từ товарищ, hiện nay, các từ господин, господаđược sử dụng nhiều hơn trong giao tiếp chính thức.

Trong tiếng Nga hiện đại ngày nay các từ молодой человек, девушка, друг, земляк, папаша, мамаша, сынок được sử dụng rộng rãi trong hô ngữ, mặc dù các từ папаша, мамаша, сынок không hề có ý chỉ những người cùng chung huyết thống. Tuy nhiên cần lưu ý rằng trong văn phong chuẩn mực ta có thể dùng các từ молодой человек và девушка, còn những từ khác không được coi là chuẩn mực.

Chức năng của hô ngữ

Một trong những vấn đề quan trọng khi nghiên cứu hô ngữ trong tiếng Nga là tìm hiểu chức năng của nó. Chức năng chính của hô ngữ là nhằm hướng sự chú ý và lắng nghe từ phía người đối thoại nên câu có hô ngữ thường là câu cầu khiến, ví dụ:

-Раззудись, плечо! Размахнись, рука! (А.В. Кольцов.)

-Шуми, шуми, послушное ветрило, волнуйся подо мной, угрюмый океан. (Пушкин)

hoặc câu hỏi:

-О чём ты воешь, ветр ночной? (Ф.И.Тютчев.)

-Или бури завываньем ты, мой друг, утомлена? (Пушкин)

Hô ngữ không có kết nối ngữ pháp với bất cứ thành phần nào của câu nên nó không phải là thành phần câu. Chúng ta cùng phân tích hai câu sau:

– Бабушка гово­рит со мною шёпотом. (Максим Горький)

-Люблю я тебя, бабушка. (Максим Горький)

Trong câu thứ nhất từ бабушкаđóng vai trò là chủ ngữ của câu. Còn trong câu thứ hai từ бабушка là hô ngữ.

Trong tiếng Nga hiện đại hô ngữ có dạng cách 1, nghĩa là về dạng thì giống chủ ngữ của câu. Tuy nhiên, Hô ngữ chỉ có mục đích gọi tên người hoặc vật, còn chủ ngữ nêu tên người hoặc vật có hành động hoặc đặc điểm gì đó. Cách 1 trong hô ngữ còn khác với cách 1 đóng vai trò là chủ ngữ trong câu trần thuật về ngữ điệu. Với hô ngữ người nói có thể lên hoặc xuống giọng rồi dừng lại một chút.

Ví dụ: – Коля принесёт мне книгу.: ИК1

– Коля, принеси мне книгу.: ИК2

Hô ngữ là thành phần gọi đáp, cảm thán ngoài nòng cốt câu. Tính chất biệt lập của hô ngữ thể hiện ở chỗ khi tách khỏi nòng cốt mà nó có quan hệ ý nghĩa, các từ ngữ cấu tạo hô ngữ đó trở thành câu độc lập, có tính tự lập về nghĩa mang chức năng thông báo.

Một đặc điểm dễ nhận thấy là Hô ngữ trong tiếng Nga không chỉ đơn thuần gọi tên người đối thoại mà còn thể hiện mối quan hệ biểu cảm với người đó. Các sắc thái tình cảm như quan tâm, âu yếm, phê phán hay thờ ơ……… của người nói dành cho người đối thoại được biểu thị qua ngữ điệu, hậu tố, tính ngữ hay phụ đề trong hô ngữ.

Ví dụ: – Степанушка, родной, не выдай, милый! (Пушкин)

– Соседушка, мойсвет, пожалуйста, поку­шай! (Пушкин)

– Подруга дней моих суровых, голубка дрях­лая моя, одна в глуши лесов сосновых давно-давно ты ждёшь меня. (Пушкин)

Hô ngữ đôi khi không chỉ được dùng để hướng tới người mà trong văn phong nghệ thuật nhiều khi ta gặp những trường hợp hô ngữ hướng tới những vật vô tri vô giác – nhân vật trữ tình.

– Спасибо,сторона родная, за твой врачующий простор! (Пушкин)

– Подруга думыпраздной, чернильница моя, мой век однообразный тобой украсил я. (Пушкин)

– Солнце пламенеющего лета,

Не забудь наши раны… (Н. Клюев);

– О чем ты воешь, ветр ночной?

О чем так сетуешь безумно?(Ф. Тютчев).

Ngôn từ của thi ca mang trường nghĩa rộng và Hô ngữ trong thơ thường ít mang tính định danh bởi một văn bản thơ ít khi hướng tới một đối tượng cụ thể mà nhân vật trữ tình thường là một sự vật, một hiện tượng thiên nhiên, v.v. được nhân cách hoá, nhờ đó nhà thơ thể hiện rõ hơn tình cảm của mình với hiện tượng và sự vật đó:

– Флоренция, ты ирис нежный (А. Блок);

– Тебе, Москва, пережитое за полстолетья отдаю (П. Антокольский);

– Звезда печальная, вечерняя звезда!

Твой луч осеребрил увядшие равнины,

и дремлющий залив, и черных скал вершины (Пушкин);

– Что ты, осень, наделала с нами? (Н. Заболоцкий);

– О мысль! Тебе удел цветка! (Е. Баратынский);

ThS Nguyễn Thị Thu Hiền

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga