Nhà báo Ba Lan Petar Petrović cho biết, chừng nào các nước Tây Âu tiếp tục phớt lờ Moskva thì mối đe dọa đối với quốc gia láng giềng vẫn tồn tại.

Theo tác giả, yếu tố không kém phần quan trọng đó là mối nguy có thể nhận thấy ở các quốc gia Baltic, những quốc gia đang chuẩn bị tự vệ trước những "sự đe dọa" từ Điện Kremlin.

"Chiến lược mới của Latvia trong 4 năm tới dựa trên mô hình phòng thủ toàn diện của vùng Scandinavia. Trong đó Nga luôn được coi là mối đe dọa lớn nhất, do vậy khả năng phòng thủ và răn đe tập thể trong NATO, cũng như hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ được coi là những đảm bảo an ninh chính". 

"Điều cực kỳ quan trọng đối với Latvia là tăng cường hợp tác quân sự với Estonia và Litva, ngoài ra còn đối với Hoa Kỳ, Canada, Anh và Ba Lan", ghi chú trong văn bản trả lời phỏng vấn TVP Info.

Mục tiêu của Riga là nỗ lực tăng cường sự hiện diện quân sự của các đồng minh NATO trên lãnh thổ của mình bằng mọi cách. Tuy nhiên Latvia vẫn chưa nghĩ đến việc đưa lực lượng này thành quân đội của mình. 

Điều đó không chỉ do hạn chế về ngân sách hoặc biên chế, mà còn bởi lo ngại rằng các thành viên thiểu số nói tiếng Nga sẽ được sử dụng rộng rãi hơn trong lực lượng vũ trang.

132 1 Cac Nuoc Baltic Nghi Gi Ve Moi De Doa Nga

Các quốc gia vùng Baltic vẫn coi Nga là mối đe dọa lớn nhất

Ngoài ra có những mâu thuẫn nổi tiếng khác ở châu Âu. Chuyến thăm gần đây của Tổng thống Pháp tới các nước Baltic cho thấy Nga được nhìn nhận khác nhau như thế nào. 

Viện Nghiên cứu Quốc tế Ba Lan lưu ý rằng ông Emmanuel Macron mặc dù ủng hộ những thay đổi ở Belarus, một lần nữa chứng minh rằng Pháp có khuynh hướng "đối thoại mang tính xây dựng" với Moskva hơn Litva hoặc Latvia.

Đó là lý do tại sao giải thích Vilnius đặt hợp tác với Mỹ và Đức lên hàng đầu. Bên cạnh đó, Litva cũng đang tăng cường hợp tác quân sự với Ba Lan.

Các quốc gia khu vực cũng có nhiều đề xuất về việc cải thiện an ninh ở biển Baltic. Đặc biệt, Estonia kêu gọi chuyển đổi Phái bộ quan sát viên trên không Baltic thành một chương trình phòng thủ cụ thể hơn, ám chỉ sự cần thiết phải bổ sung hệ thống phòng không trên bộ vào thành phần hàng không hiện có.

"Litva, Latvia và Estonia nhận ra rằng việc bảo toàn chủ quyền của họ trong trường hợp bị tấn công từ phía Đông phụ thuộc vào tốc độ phản ứng của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương", bài báo cho biết.

Ngoài ra các nước Baltic và Ba Lan phản đối các nỗ lực chia rẽ Liên minh hoặc đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Lục địa già. Những quốc gia này cũng ủng hộ sự hiện diện lớn nhất có thể của binh lính Mỹ ở sườn phía Đông của NATO và họ rõ ràng vẫn đang chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh với Nga.

Chí Linh

 

Nguồn: Báo ĐẤT VIỆT

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga