Đối với các bạn sinh viên hiện nay thì việc đi làm part-time đã không còn mới mẻ và lạ lẫm.

Bởi đa số các trường đại học đều đào tạo theo hình thức tín chỉ, thì các bạn sinh viên hoàn toàn có thể chủ động trong việc sắp xếp thời khóa biểu của mình một cách hợp lí mà vẫn dành ra được thời gian để đi làm thêm.

Không chỉ ở trong nước mà còn ở cả các du học sinh ở nước ngoài cũng vậy vận dụng thời gian rãnh rỗi của mình tìm một công việc làm thêm để trang trải phần nào trong cuộc sống hằng ngày

132 1 Nhung Dieu Can Luu Y Cho Sinh Vien Khi Lam Them O Nga

Việc làm thêm khi du học.

Một số lợi ích của việc làm thêm mang lại:

Trong thời buổi bão giá leo thang hiện nay, thì thu nhập do đi làm part-time đem lại sẽ giúp các bạn trang trải được một phần chi phí trong sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, khi đã học đại học thì thời gian rảnh rỗi sẽ nhiều hơn, đi làm thêm tức là chúng mình đã tận dụng được một khoảng thời gian rảnh rỗi đó.

Không chỉ có thế, nó còn góp phần hoàn thiện rất nhiều những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống như sự tự lập, sự nhanh nhẹn, nhạy bén, thích ứng được với nhiều môi trường làm việc.Và quan trọng nhất, nó còn dạy cho các bạn sinh viên những kiến thức mà không phải trường đại học nào cũng đem lại được, đó là kinh nghiệm chuyên ngành thực tế và quan trọng hơn là còn hiểu được giá trị của một đồng tiền.

Công việc làm thêm cho sinh viên ở các thành phố lớn như Matxcơva hay Xanh Petecbua thường có nhiều, trong khi tại các thành phố nhỏ, sinh viên Việt Nam trong năm học rất ít khi đi làm thêm. Tuy vậy, vào mùa hè lại có những công việc rất thú vị. Sinh viên có thể vào các xưởng sản xuất bánh kẹo để giúp đóng gói sản phẩm, hoặc đi thu hoạch rau quả. Những công việc chân tay như vậy thường khá vất vả vì phải dậy từ sớm và về nhà khá muộn.

Lưu ý dành cho các bạn sinh viên muốn đi làm thêm:

Thứ nhất: Thực hiện đúng quy định và hạn chế

Để có thể đi làm thêm du học sinh phải xin giấy của Cục quản lý nhập cảnh tại nơi bạn sinh sống. Bạn cần mang theo thẻ hộ chiếu, thẻ đăng ký người nước ngoài và giấy chứng nhận sinh viên từ trường bạn theo học. Bạn sẽ phải điền vào đơn theo mẫu tại văn phòng của Cục quản lý nhập cảnh.

Thứ Hai: Chọn việc làm thêm gần với ngành nghề

Nếu có thể, hãy chọn việc làm thêm gần với ngành học của mình hoặc nghề nghiệp tương lai mà bạn theo đuổi. Việc này giúp bạn bổ sung kiến thức cho ngành nghề mình lựa chọn, giúp bạn hiểu hơn về nghề nghiệp tương lai của bản thân.

Một công việc làm thêm gần với ngành nghề sẽ là một điểm cộng trong bảng lịch sử kinh nghiệm làm việc của bạn. Sẽ là một điều tuyệt vời khi bạn vừa ra trường thì sơ yếu lý lịch đã có ngay một dòng thể hiện kinh nghiệm cho vị trí ứng tuyển.

 132 2 Nhung Dieu Can Luu Y Cho Sinh Vien Khi Lam Them O Nga

Ví dụ: làm gia sư cho trẻ nhỏ ở Nga

Thứ ba: Tích lũy kinh nghiệm khi đi làm thêm

Có rất nhiều bạn vì tình hình kinh tế gia đình khó khăn nên rất cần đi làm thêm để kiếm thêm tiền trả học phí, nhà thuê, ăn uống,… và đủ loại chi tiền trang trải cuộc sống hàng ngày. Nhưng tất cả những điều đó cuối cùng cũng là để việc học của bạn được đảm bảo và hoàn thành một cách trọn vẹn, tốt đẹp hơn. Nên chẳng có lý gì bạn lại bỏ lỡ mất việc học chỉ vì quá tham vài triệu đồng một tháng, hay lỡ thích công việc làm thêm này quá rồi. Hãy luôn nhớ rằng bạn đi làm vì muốn học hỏi thêm kiến thức và tiếp thu kinh nghiệm chứ không phải mưu sinh.

Thứ tư: Xác định mục tiêu đặt ra

Xác định được mục tiêu đúng, bạn sẽ có được sự tập trung và lĩnh hội hoàn toàn khác. Bạn sẽ chủ động tìm kiếm các giá trị tốt cho bản thân, những giá trị lớn hơn giá trị của tiền. Ví dụ như các mối quan hệ, khả năng giao tiếp, hay cả niềm vui nữa…Trái lại, một mục tiêu sai lệch sẽ khiến bạn lãng phí thời gian và kết quả lại không như ý muốn.

Không dễ nhưng cũng không quá khó khăn để bạn tìm một việc làm thêm như vậy, chỉ cần bạn nhiệt tình và kiên nhẫn. Ví dụ như sinh viên ngành Ngữ văn – Báo chí thì có thể cộng tác với các tòa soạn báo; sinh viên trường Marketing, Kinh tế có thể trải nghiệm ở các vị trí PG, bán hàng thời vụ, cộng tác viên cho các sự kiện truyền thông; sinh viên ngành Xây dựng có thể thực tập không lương tại các công trường…Học hỏi kinh nghiệm từ các bậc "tiền bối"

Không ai có thể thành tài và nên người mà không có sự dẫn dắt. Có thể bạn chăm chỉ, thông minh và khéo léo nhưng bạn cần được hướng dẫn thì những tố chất kia mới có thể hỗ trợ đắc lực và biến những điều bạn từng làm thành kinh nghiệm thực tế. 

Điều cuối cùng:

Điều cực kỳ quan trọng đó là phải biết cân đối thời gian và sức lực, sắp xếp thời khóa biểu giữa việc học và đi làm sao cho thật hợp lý. Các bạn trẻ rất dễ rơi vào trường hợp vì quá mê công việc mà thiếu tập trung cho việc học, dẫn đến phải thi lại, kết quả học tập sa sút và tệ hơn nữa là nghỉ học.

Một hiện tượng rất phổ biến là rất nhiều bạn sinh viên ngủ gục khi lên lớp vì khi đi làm thêm không biết cân đối thời gian và sức khỏe nên không thể giữ được sự tỉnh táo.

Chúc bạn thành công !

 

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga