Euro là tiền tệ chung của 19 nước thuộc Liên minh châu Âu. Tiền giấy và tiền kim loại Euro bắt đầu được lưu hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2002.

Tiền giấy Euro có 7 mệnh giá, mỗi mệnh giá có một màu khác nhau. Mặt trước có hình của một hay nhiều cửa sổ hay cổng vào, ngụ ý mời chào và mặt sau là một chiếc cầu, ngụ ý kết nối.

Từ xa xưa, trên tiền tệ đã in khắc hình ảnh của người và vật, càng về sau khi có tiền giấy lại càng thấy nhiều thứ thú vị hơn, gồm nhà cửa, đường sá, các nghề nghiệp…

1 Vi Sao Tren Cac Dong Tien Euro Mat Sau Deu Co Hinh Mot Cay Cau

Cầu trên đồng 500 Euro.

Vẫn với xu thế giao thương và giới thiệu các cảnh quan văn hóa trên tiền khi trao đổi, Quỹ Tiền tệ châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu khi phát hành đồng tiền chung đã chọn những cây cầu để đưa lên đồng Euro với 7 mệnh giá là: 5, 10, 20, 50, 100, 200 và 500 Euro.

Sở dĩ họ làm như vậy vì cầu thể hiện cho sự giao dịch, đi lại thông suốt – rộng mở cũng như sự hợp tác liên tục, truyền thông giữa người dân các nước EU và thế giới. Mới đầu, họ định lấy 7 cây cầu đại diện đưa lên tiền, song có tới ít nhất 19 quốc gia hiện nay là thành viên của EU. Như vậy, 7 cây cầu chỉ chuyển tải được di sản hay vẻ đẹp kiến trúc của 7 quốc gia.

Nên thay vì cầu thực, họ đã vẽ ra những công trình tưởng tượng, có tính quy ước của thời đại. Gồm cầu theo phong cách Classical Antiquity (cổ xưa), cầu Romanesque (La mã), cầu Gothic (Gô tích), cầu Renaissance (Phục hưng), cầu Baroque – Rococo, cầu sắt – thủy tinh và cuối cùng cầu đương đại.

Người chịu trách nhiệm thiết kế hình tượng cầu đa dạng cho những tờ tiền chung Euro là họa sĩ Robert Kalina (sinh năm 1955) chuyên vẽ tiền cho Ngân hàng Quốc gia Áo. Tháng 12/1996, ông đã đoạt giải thiết kế mỹ thuật cho tờ bạc Euro của Hội đồng EMI thuộc Viện Tiền tệ châu Âu và được giao giám sát trong việc thiết kế và in ấn thành công đồng tiền trên vào năm 2002.

Tuy những cây cầu của ông được xem là phóng tác ngẫu hứng, song người ta vẫn nhìn thấy nhiều nét quen thuộc của một số công trình có thật do được tham khảo từ cuốn Cầu đường – 300 năm bất chấp thiên nhiên và thời gian. Với 7 lối kiến trúc đặc sắc, những cây cầu của ông đã lột tả được kiểu dáng, phong cách Âu châu.

Về cơ bản, một mặt của tờ tiền Euro sẽ có những ô cửa sổ và lối đi biểu thị cho sự cởi mở, dung hòa và mặt kia là từng cây cầu tượng trưng cho sự liên tục của thương mại, đi kèm với tấm bản đồ châu lục.

Đồng 5 Euro sẽ nói về cầu mang phong cách Classical Antiquity, một phong thái cổ điển đã có từ thế kỷ thứ V và vì xưa cũ nên được sơn màu xám (như đá). Đồng 10 Euro thể hiện cầu kiểu Romanesque từ thế kỷ XI – XII với màu đỏ rực.

2 Vi Sao Tren Cac Dong Tien Euro Mat Sau Deu Co Hinh Mot Cay Cau

Cầu trên đồng 20 Euro.

Đồng 20 Euro là cầu lối Gothic thế kỷ XII – XIV với màu xanh lơ. Đồng 50 Euro là cầu Renaissance thế kỷ XV – XVI với màu da cam. Đồng 200 Euro là cầu sắt, thủy tinh thế kỷ XIX – XX với màu vàng tươi. Đồng 500 Euro là cầu hiện đại thế kỷ XX – XXI với màu tím hồng.

Từ khi đồng Euro được trao đổi trên thị trường, những cây cầu trên tiền đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng người. Điều đặc biệt, nhà thiết kế và minh họa Robin Stam của Hà Lan mong muốn đưa những cây cầu trên đồng Euro ra ngoài đời thực.

3 Vi Sao Tren Cac Dong Tien Euro Mat Sau Deu Co Hinh Mot Cay Cau

Cầu trên đồng 10 Euro.

Anh đã viết đơn lên Ngân hàng Trung ương châu Âu trình bày ý muốn kiến thiết những cây cầu biểu tượng này. Năm 2013, dự án Het Land của anh đã được phê duyệt và một góc ngoại ô của thành phố Spijkenisse, gần với Rotterdam đã được chọn để làm 7 cây cầu. Cầu bằng bê tông cốt thép đổ trong khuôn gỗ, mô phỏng hình mẫu từ những kiểu dáng cho tới kết cấu, màu sắc, cảnh tượng xung quanh như trên đồng Euro.

Tuy bé nhỏ, mỗi cây cầu thật đều đi được và hàng ngày phục vụ hàng trăm khách bộ hành cùng những phương tiện thô sơ. Ngoài là công trình biểu tượng, chúng cũng là cảnh đẹp, thu hút khách du lịch về với địa phương.

Theo Design Boom

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga