Mới đây, khán giả xôn xao thông tin về nhóm chát "Nghệ sĩ Việt" gồm nhiều người có tên tuổi trong làng giải trí. Nhóm cũng bàn đến một người liên quan tới showbiz.

1 Lo Nhom Chat Bi Mat Cua Nghe Si Viet Neu Co That Xau Xi Kem Sang

Mới đây, mạng xã hội bất ngờ lan truyền đoạn trò chuyện của một nhóm có tên là "Nghệ sĩ Việt" trên Viber. Cụ thể, trong đoạn chat này có những tài khoản được cho là của những ca sĩ, diễn viên nổi tiếng. Họ bàn luận về việc giới nghệ sĩ đang bị “bóc phốt" thời gian qua.

Trong đoạn chát lan truyền có một số cái tên nổi tiếng như: Danh ca Giao Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Phương Thanh, Trịnh Kim Chi, Duy Mạnh...

2 Lo Nhom Chat Bi Mat Cua Nghe Si Viet Neu Co That Xau Xi Kem Sang

Duy Mạnh cho biết, có được add vào nhóm "Nghệ sĩ Việt" nhưng anh không tham gia.

Nói về hành xử của một số người nổi tiếng thời gian qua, nhà văn Chu Thơm cho hay: "Nghệ sĩ Việt đã sai, đừng để sai hơn nữa. Một số ồn ào từ Hoài Linh, Đức Hải, Hồng Vân, Thuỷ Tiên, Vy Oanh... khiến cho showbiz thời gian qua không khác... gì cái chợ. Họ sẵn sàng lên mạng xã hội đôi co với nhau, "ăn thua" với nhau từng status (dòng trạng thái- PV) điều này rất không hay, mang tới cho khán giả cảm giác tiêu cực, rằng nghệ sĩ cũng hiếu thắng và có hành xử kém văn minh.

Về chuyện "nhóm chát Việt" nếu có thì quả thật là xấu xí, kém sang. Bởi chúng ta nên làm việc bằng văn bản, giấy tờ, đối thoại trực tiếp chứ không nên "núp lùm" mà tạo các nhóm chát rồi bàn tán, nói xấu nhau. Nếu không có thì phải xử lý nghiêm người tạo tin nhắn giả mạo, mạo danh các nghệ sĩ nổi tiếng. Chúng ta phải làm mạnh tay để có một nền nghệ thuật trong sáng chứ không phải dùng các ồn ào, scandal để tiến thân".

Chia sẻ về khía cạnh pháp lý, luật sư Nguyễn Hưng (Văn phòng luật sư Hoàng Hưng) cho hay, nếu nhóm chát của các nghệ sĩ Việt được người làm giả mạo, tung tin sai sự thật thì họ đã vi phạm pháp luật. 

Cụ thể, tại điều a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định: 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

Và Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020 có ghi rõ: Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Thì, tổ chức, cá nhân cung cấp nội dung thông tin sai sự thật lên mạng xã hội (ví dụ như facebook,zalo,...) sẽ bị xử phạt như sau: Đối với tổ chức vi phạm: Bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Đối với cá nhân vi phạm: Bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật.

Trường hợp, người nào có hành vi đưa lên mạng xã hội thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc, gây dư luận xấu thì bị xử lý về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288 Bộ luật hình sự 2015, với khung hình phạt cao nhất là bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Nguồn: nguoiduatin.vn

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga