Sở GDĐT TP.HCM đã tổ chức cho Hiệu trưởng, Hiệu phó và văn thư khóa tập huấn “bảo vệ bí mật nhà nước” để triển khai trong nhà trường.

1 Tphcm Giao Vien Phai Ky Cam Ket Bao Ve Bi Mat Nha Truong
Bản cam kết (trái), Nội quy Bảo vệ bí mật nhà nước của trường THPT Vĩnh Lộc (phải) và trường THPT Vĩnh Lộc (ảnh nhỏ).

Nhiều giáo viên trường Vĩnh Lộc bị Hiệu trưởng nhận xét "cổ súy cho tư tưởng dân chủ cực đoan" (!?)

Vì sao trường THPT Vĩnh Lộc chậm thực hiện kết luận của Sở GDĐT?

Viết tiếp trường có nhiều giáo viên “cổ súy cho tư tưởng dân chủ cực đoan”

Giữ gìn “bí mật nhà nước” nói chung và của nhà trường là bảo vệ an ninh quốc gia

Ngày 29/10, nhiều giáo viên trường THPT Vĩnh Lộc (huyện Bình Tân, TP.HCM) bất ngờ khi đọc Nội quy “bảo vệ bí mật nhà nước” của trường THPT Vĩnh Lộc và Bản cam kết “bảo vệ bí mật nhà nước” do trường ban hành.

Theo Bản cam kết này, nhà trường tự biên soạn và đánh máy sẵn để giáo viên ký tên vào. Nội dung của bản cam kết thể hiện: “Qua nghiên cứu cứu các văn bản pháp luật liên quan đến công tác Bảo vệ bí mật Nhà nước, tôi hiểu rằng việc giữ gìn bí mật Nhà nước nói chung và trường THPT Vĩnh Lộc nói riêng là để bảo vệ an ninh Quốc và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như bảo vệ thông tin nội bộ, văn bản pháp lý của trường THPT Vĩnh Lộc”.

Tiếp theo, bản cam kết buộc các giáo viên như sau: “1. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về Bảo vệ bí mật Nhà nước cũng như bảo vệ thông tin nội bộ, văn bản pháp lý của trường THPT Vĩnh Lộc”.

“2. Không để lộ, mất những bí mật Nhà nước cũng như thông tin nội bộ, văn bản pháp lý của cơ quan mà tôi được giao xử lý, tiếp nhận, phổ biến, được phân công bảo quản, lưu trữ, đồng thời không tiết lộ những thông tin đó cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác bên ngoài trường THPT Vĩnh Lộc”.

“3. Khi tôi không còn công tác tại trường THPT Vĩnh Lộc hoặc không còn được giao xử lý, tiếp nhận, bảo quản, lưu trữ, tôi cam kết sẽ không tiết lộ và sử dụng những bí mật Nhà nước nói chung cũng như bí mật của trường THPT Vĩnh Lộc nói riêng với mục đích cá nhân, trái quy định của pháp luật và Nội quy Bảo vệ bí mật Nhà nước của trường THPT Vĩnh Lộc đã ban hành”.

“Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có các sai phạm nêu trên”.

2 Tphcm Giao Vien Phai Ky Cam Ket Bao Ve Bi Mat Nha Truong

Trường THPT Vĩnh Lộc.

Kết thúc Bản cam kết “bảo vệ bí mật nhà nước” là ký tên và đóng dấu của Hiệu trưởng nhà trường và ký tên của người cam kết.

Nội quy “bảo vệ bí mật nhà nước” của trường THPT Vĩnh Lộc được biên soạn khá công phu với 11 Điều do bà Nguyễn Thị Nha Trang – Hiệu trưởng nhà trường ký tên và đóng dấu. Nội quy được phát hành rộng rãi, công khai trong toàn thể nhà trường để cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường đọc, biết và cùng ký cam kết.

Tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên của trường THPT Vĩnh Lộc bức xúc với bản cam kết nên không đồng ý ký tên. Họ lo sợ rằng, việc không ký tên sẽ bị kỷ luật vì chống đối lại sự lãnh đạo của Hiệu trưởng và sự chỉ đạo từ Sở GDĐT TP.HCM.

Nhà trường “tự chế” Bản cam kết bí mật nhà nước

Ngay trong ngày, chúng tôi đã liên lạc với bà Nguyễn Thị Nha Trang - Hiệu trưởng trường THPT Vĩnh Lộc để xác minh lại sự việc. Bà Trang cho biết, Sở "bắt" tất cả các trường phải làm. Đi tập huấn 3 ngày, đi về xây dựng nội quy và đặt mộc (dấu)…

Cô Trang nói, Hiệu trưởng học, Hiệu phó học, Văn thư phải học và về "bắt" tất cả Hiệu trưởng soạn Nội quy là bài thu hoạch và đã gửi hết lên Sở GDĐT. Xây dựng cũng khổ sở lắm, phải tự xây dựng. Mỗi người có một cuốn tập huấn "dày cui"… Quy chế, nghị định nhiều khi mọi người không hiểu nên phải xây dựng lại…

Cùng ngày, ông Hồ Tấn Minh – Chánh văn phòng Sở GDĐT xác nhận, vừa rồi, Sở có yêu cầu tất cả các đơn vị căn cứ theo quyết định 22 của thành phố (*) và nội quy của ngành giáo dục đào tạo thì nhà trường phải xây dựng Nội quy “bảo vệ bí mật nhà nước” tại đơn vị mình. Đó là theo quy định của luật thì phải làm.

Nội dung Bí mật nhà nước có rất nhiều lĩnh vực, có đến 35 lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Việc ký cam kết “bảo vệ bí mật nhà nước” được thực hiện là những người được phân công nhiệm vụ, công tác có liên quan trực tiếp đến Bí mật nhà nước, người được phân công quản lý Bí mật nhà nước, thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc lý do khác.

3 Tphcm Giao Vien Phai Ky Cam Ket Bao Ve Bi Mat Nha Truong

Bản cam kết (trái), Nội quy Bảo vệ bí mật nhà nước của trường THPT Vĩnh Lộc (phải).

Ông Minh phân tích, người đề nghị cung cấp và chuyển giao Bí mật nhà nước. Những người có điều kiện khả năng tiếp cận Bí mật nhà nước và không có liên quan thì cơ quan địa phương sẽ ký cam kết bằng văn bản.

“Mẫu cam kết Bí mật nhà nước được quy định bằng quy chế của Sở và quyết định của UBND TP.HCM chứ không phải muốn ghi gì trong đó thì ghi. Ở đây là mẫu theo quy định chứ không phải ai cũng được quyền soạn ra mẫu bảo vệ nội quy nhà trường. Nó là mẫu cam kết “bảo vệ bí mật nhà nước”, thi cử, công tác cán bộ…”, ông Hồ Tấn Minh nói.

Chuyện nội bộ của nhà trường không phải là “bí mật nhà nước”. Câu chuyện “bảo vệ bí mật nhà nước” không phải là công chuyện riêng của nhà trường mà là chuyện của ngành, của quốc gia. Việc “bảo vệ bí mật nhà nước” của công chức, viên chức có quy định thì theo quy định mà làm, chứ không phải tự sáng chế ra ý nghĩ gì đó.

Ông Hồ Tấn Minh khẳng định, việc ban hành nội quy và cho giáo viên ký cam kết là đúng. Tuy nhiên, nội dung của cam kết chưa đúng theo hướng dẫn của Sở. Nội quy là căn cứ vào quyết định 22 của thành phố và quy chế của Sở đã ban hành. Không được đặt thêm, loại thêm những nội dung đó.

Ông Minh tiếp tục khẳng định: “Chỉ được điều chỉnh là đang ở cấp Sở thì quy định lại thành cấp trường. Không được đưa thêm những nội dung khác ngoài những nội dung đã được hướng dẫn. Bí mật nhà nước là phải làm đúng và làm đủ”.

(*) Quyết định số 22/2020/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của UBND TP.HCM về ban hành Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn TP.HCM.

Nguồn: ngaynay.vn

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga