Nhà sập và tài sản, lợn gà trôi theo dòng nước lũ là hoàn cảnh chung của nhiều người dân xã Lộc Thủy (huyện Lệ Thủy) trong những ngày này.

132 1 Nhieu Nha Dan Tan Hoang Khi Nuoc Lu Rut

Xã Lộc Thủy (huyện Lệ Thủy), nằm bên sông Kiến Giang, là "rốn lũ" của tỉnh Quảng Bình. Trong đợt mưa lũ từ đầu tháng 10, hàng loạt nhà dân ở đây ngập đến nóc, người dân phải sơ tán đến chỗ cao để tránh trú.

Ba ngày nay, khi nước lũ rút dần, nhiều người dân trở về nhà trong tâm trạng thẫn thờ vì tài sản, lợn gà đã trôi theo dòng nước. Theo thống kê, huyện Lệ Thủy có 32.000 ngôi nhà ngập nước, 98 nhà hư hỏng.

132 2 Nhieu Nha Dan Tan Hoang Khi Nuoc Lu Rut

Ông Dương Quang Đợi 74 tuổi xóm 4 (thôn 4, xã An Xá, Lộc Thuỷ) đứng trước khuôn viên ngôi nhà của mình. Ngôi nhà ba gian thì một gian nhà gỗ đã sập, một gian nhà kho bị nước lũ phá tung cửa, cuốn trôi 2,5 tấn thóc cùng hơn trăm con gà, lợn... "Tôi trắng tay sau 3 ngày đi sơ tán tránh lũ trở về.

Chiếc bếp gas không tìm thấy đâu, nên không thể nấu ăn và sưởi ấm", ông nói.

132 3 Nhieu Nha Dan Tan Hoang Khi Nuoc Lu Rut

Ngôi nhà chính của ông Đợi với tủ bàn ghế, giường tủ đã bị nước lũ cuốn trôi. Tường bao quanh nhà đổ sập.

Ông nhặt nhạnh chân giường kê tạm thành bàn, làm nơi để lương thực nhận được từ các đoàn cứu trợ.

132 4 Nhieu Nha Dan Tan Hoang Khi Nuoc Lu Rut

Ngôi nhà của ông Phạm Hải Vui, nằm bên sông Kiến Giang, bị nước lũ đánh vỡ tan vách tường sau, gió thổi bay mái ngói trước. Ngôi nhà này xây năm 1976 và đã qua một số lần sửa chữa nhỏ.

132 5 Nhieu Nha Dan Tan Hoang Khi Nuoc Lu Rut

Ba thế hệ của gia đình bà Lê Thị Thương (78 tuổi), con gái Trần Thị Liễu và cháu đứng trước ngôi nhà bị ngập quá nóc trong tuần trước. "Nước lên đến bụng thì thuyền của xã vào đưa cả nhà đi sơ tán, vội vàng nên không kịp mang theo đồ đạc gì, khi trở về chúng tôi thấy nhà cửa tan hoang, đau xót lắm. Mấy tạ thóc mới gặt là tài sản quí nhất của gia đình nay không còn", bà Thương chia sẻ.

132 6 Nhieu Nha Dan Tan Hoang Khi Nuoc Lu Rut

Bà Dương Thị Vượng, 88 tuổi, ngồi trên tấm chiếu vừa được đoàn cứu trợ cấp phát, trên đầu bà là chiếc giường được treo cao để tránh nước lũ vừa qua. Bên cửa nhà, bà đặt chiếc chậu méo mó làm bếp tạm đun nước sôi và sưởi ấm cho gian nhà.

132 7 Nhieu Nha Dan Tan Hoang Khi Nuoc Lu Rut

Bà Hồ Thì Miền (73 tuổi) đứng trước ngôi nhà bị tốc mái ngói của mình. Tuần qua nước lũ ngập sâu hơn 2 m, nên bà Miền phải chuyển lên gác ở, nhận mì tôm cứu trợ qua mái ngói.

132 8 Nhieu Nha Dan Tan Hoang Khi Nuoc Lu Rut

Trưa 26/10, nhiều hộ gia đình đã có điện, nhưng hầu hết thiết bị điện tử trong nhà đã hư hỏng

132 9 Nhieu Nha Dan Tan Hoang Khi Nuoc Lu Rut

Đường vào xã Lộc Thủy ngổn ngang sau mưa lũ.

132 10 Nhieu Nha Dan Tan Hoang Khi Nuoc Lu Rut

Nhiều bức tường bê tông đổ nghiêng trong mưa lũ.

132 11 Nhieu Nha Dan Tan Hoang Khi Nuoc Lu Rut

Nhiều hộ gia đình chưa thể tự nấu cơm do bếp ẩm ướt, đồ dùng bị nước lũ cuốn trôi. Họ được chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm hàng ngày.

132 12 Nhieu Nha Dan Tan Hoang Khi Nuoc Lu Rut

Các thanh niên trong làng ra dọn dẹp đường đi và những nơi bị ô nhiễm sau khi nước rút.

Từ ngày 6 đến ngày 25/10, thống kê của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai cho hay, mưa lũ đã làm 130 người chết, tăng 7 người so với hôm qua; 18 người mất tích, bao gồm 12 người bị sạt lở đất vùi lấp ở thủy điện Rào Trăng 3.

 

Ngọc Thành

Nguồn: vnexpress.net

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga