Tổng thống Putin đã đi một nước cờ rất hiểm, vừa vô hiệu hoá vô hiệu hoá dược trừng phạt, vừa trả đũa được trừng phạt của Mỹ và phương Tây…

Sputnik ngày 11/5 đưa tin, Bộ Tài chính Nga đang chuẩn bị kế hoạch phát hành một lượng trái phiếu châu Âu kỳ hạn 30 năm – Russian Eurobonds-2048 – với tổng trị giá sấp xỉ 7 tỷ USD tại thị trường Nga và quốc tế trong năm 2018.

Kế hoạch phát hành Russian Eurobonds-2048 là một trong những nội dung quan trọng trong Dự thảo sửa đổi và bổ sung ngân sách năm 2018 của chính phủ Nga được công bố ngày 10/5 vừa qua.

Theo Người đứng đầu Cơ quan quản lý nợ quốc gia Nga Konstantin Vyshkovsky thì “Bộ Tài chính có đủ cơ sở pháp lý để phát hành Russian Eurobonds-2048 với tổng trị giá 7 tỷ USD theo mệnh giá năm 2018”.

426 Content 1 Resize 539
Nga sẵn sàng thoả mãn sự mê mệt của giới đầu tư Anh – Mỹ với Russian Eurobonds

Ông Vyshkovsky cho biết trong 7 tỷ USD Russian Eurobonds-2048 sẽ được phát hành, thì 4 tỷ USD được bổ sung cho quỹ ngoại hối và 3 tỷ USD bổ sung cho ngân sách nhà nước.

Ngày 16/3 vừa qua, chính phủ Nga cũng đã phát hành hai loại trái phiếu châu Âu với tổng trị giá là 4 tỷ USD. Loại kỳ hạn 11 năm – Russian Eurobonds-2029, trị giá 1,5 tỷ USD, loại kỳ hạn 29 năm – Russian Eurobonds-2047, trị giá 2,5 tỷ USD.

Ông Andrey Solovyov, người đứng đầu bộ phận phát hành cho biết, 170 nhà đầu tư Nga và thế giới đã mua hết lượng trái phiếu này, trong đó các nhà đầu tư Anh mua 39%, các nhà đầu tư Mỹ mua 25%, các nhà đầu tư Nga mua 22%.

Với Russian Eurobond-2029, các nhà đầu tư Nga mua 35%, các nhà đầu tư Mỹ mua 34%, các nhà đầu tư Anh mua 22%. Với Russian Eurobonds-2047, các nhà đầu tư Anh mua 49%, các nhà đầu tư Mỹ mua 20%, các nhà đầu tư Nga mua 13%.

Đáng nói là việc phát hành Russian Eurobonds được các ngân hàng tại London cùng với một ngân hàng lớn của Nga – được cho là bị phương Tây trừng phạt – thực hiện và hơn 1/2 được bán ở thị trường London, và được các nhà đầu tư Anh mua hết.

Đây là điều khó chấp nhận với London, vì vậy ngày 28/3 Thủ tướng Theresa May đã khẩn cấp xem xét áp đặt một lệnh cấm đối với các định chế tài chính giúp chính phủ Nga phát hành Russian Eurobonds tại thị trường London.

“Một lỗ hổng trong hệ thống luật pháp của EU và Anh đã giúp cho các ngân hàng Nga, chủ yếu là ngân hàng VTB, đã có thể hành động như những nhà tổ chức chính trong việc phát hành trái phiếu chính phủ Nga”, The Guardian bình luận.

Chính phủ Anh gần như không hay biết việc phát hành Russian Eurobonds. Ngoại trưởng Boris Johnson cho rằng đây là điều cực kỳ nguy hại. Chính Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Anh Tom Tugendhat đã phát hiện ra những kẽ hở chết người.

426 Content 2 Resize 530
Nhưng khiến chính quyền Anh-Mỹ mệt mỏi

Theo ông Tugendhat, việc phát hành Russian Eurobonds lần này không thông qua Euroclear và Clearstream như thường lệ – vốn khiến Russian Eurobonds không thể giao dịch trên thị trường thứ cấp – nên không chặn được các nhà đầu tư EU và Mỹ.

Ngay lập tức, phát biểu với các Nghị sĩ Anh, Thủ tướng May cho biết sẽ nhanh chóng có báo cáo về việc xây dựng chính sách nhằm ngăn chặn Moscow có thể thẩm thấu vào các kẽ hở của luật pháp, gây nguy hại cho nước Anh và cả Mỹ nữa.

Cho đến nay các biện pháp khẩn cấp của chính phủ Anh chưa thấy được đưa ra, mà chính phủ Nga thì lại chuẩn bị tiếp tục phát hành lượng Russian Eurobonds với tổng giá trị gần gấp đôi lượng phát hành hồi tháng 3 vừa qua.

Vậy là Moscow lại khiến cho London và cả Washington mệt mỏi vì khó có thể ngăn các nhà đầu tư Anh, Mỹ vốn rất mê mệt Russian Eurobonds, mở rộng thêm lỗ hổng chết người, giúp cho Nga tự tung tự tác trên thị trường tài chính phương Tây.

Nước cờ hiểm của Putin

Giới đầu tư Anh-Mỹ mua trái phiếu Châu Âu của Nga với số lượng áp đảo trong bối cảnh chính quyền Anh-Mỹ gia tăng đối đầu Nga có thể phá hỏng mưu đồ của London và Washington nhằm triệt hạ Moscow.

Vì vậy, Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Anh đã gấp rút tiến hành một cuộc điều tra để xem xét các đồng minh của ông Putin được hỗ trợ tài chính như thế nào và các biện pháp mà London đã áp dụng để kiềm chế Moscow rửa tiền ở London.

Ông Emile Simpson, thành viên Uỷ ban Đồi ngoại Quốc hội Anh, lập luận rằng điểm yếu lớn nhất của Nga khi huy động ngoại tệ là phụ thuộc vào các nhà đầu tư phương Tây, nhưng các nhà hoạch định chính sách phương Tây lại mù lòa trong vấn đề này.

Bởi hiện nay các chính sách Mỹ và phương Tây áp dụng để trừng phạt Nga chỉ hướng tới các thể nhân và pháp nhân cụ thể, mà không xem xét nhà nước Nga như một thực thể để áp trừng phạt cụ thể.

426 Content 3 Resize 492
Cờ hiểm Putin đưa cả Wahsington và London vào thế khó

“Nga có thể vay mượn rất dễ dàng ở các thị trường vốn của cả EU và Mỹ, bất chấp trừng phạt của phương Tây, rồi ung dung sử dụng khoản tài chính đó hỗ trợ các ngân hàng Nga và các công ty năng lượng Nga bị trừng phạt”, The Guardian tường thuật.

Như vậy là mục đích của việc phát hành Russian Eurobonds của chính phủ Nga là nhằm huy động vốn, mà cụ thể là ngoại tệ mạnh để bổ sung cho nền tài chính Nga? Theo giới phân tích thì có lẽ không hẳn là như vậy.

Bởi Bộ Tài chính Nga cho biết sẽ sử dụng 43,7 tỷ USD doanh thu từ dầu khí – phần tiền dư từ mức trên 40 USD/thùng – trong năm nay để mua ngoại tệ trên thị trường nội địa, để hạn chế sử dụng ngoại tệ thanh toán tại thị trường hàng hoá trong nước.

Theo Cơ quan tài chính Nga, việc mua ngoại tệ trên thị trường nội địa với số tiền dầu dư từ mức trên 40 USD/ thùng đã được thực hiện từ tháng 2/2017. Năm ngoái, Nga đã chi 13,4 tỷ USD cho loại giao dịch này.

Ngoại tệ thu về được quỹ tài dự trữ ngoại hối của Nga, vốn đã đạt đến 500 tỷ USD. Điều đó cho thấy Nga không thiếu ngoại tệ và việc phát hành khoảng 11 tỷ USD trái phiếu Châu Âu là rất nhỏ so với lượng cung-cầu trên thị trường tài chính Nga.

Rõ ràng, mục đích thực sự của việc chính phủ Nga phát hành Russian Eurobonds nhằm thoả mãn sự mê mệt của giới đầu tư Anh-Mỹ không phải là tìm kiếm ngoại tệ từ thị trường tài chính thế giới. Vậy thì là gì?

Theo ông Emile Simpson, việc phát hành Russian Eurobonds là hiện thực hoá mục tiêu dài hạn của Tổng thồng Putin. Đó là đổi hướng chảy của dòng vốn Nga – từng chảy từ nội địa ra ngoài biên giới nước Nga, nay thỉ hướng về xứ sở bạch dương.

426 Content 4 Resize 464
Cấm vận thiêt kế cho ngắn hạn phải áp dụng cho dài hạn vốn đã giúp Nga vượt cấm vận

Nhà chính trị Anh nhận định: “Tổng thống Putin đã làm cho giới lãnh đạo phương Tây rất lo lắng về việc làm tổn thương thị trường tài chính thế giới, bởi nó sẽ vô hiệu hoá các biện pháp trừng Nga, trong khi không thể sử dụng các biện pháp quân sự”.

Có lẽ đây mới là mục đích thực sự của Moscow khi phát hành Russian Eurobonds. Hành động này không những vô hiệu hoá được các biện pháp trừng của Mỹ và phương Tây, mà còn là biện pháp trả đũa hữu hiệu của Nga.

Khi Washington và các đồng minh liên tiếp gia tăng, gia hạn trừng phạt Nga, dư luận đặt câu hỏi là Tổng thống Putin sẽ trả đũa bằng biện pháp nào, khi tiềm lực kinh tế của Nga quá nhỏ so với các đối thủ, lại còn đang bị cấm vận bao vậy.

Dù Moscow cho rằng sẽ trả đũa tương xứng, song người đứng đầu Điện Kremlin vẫn im lặng với việc trả đũa, ngoài cấm nhập khẩu lương thực – thực phẩm từ Mỹ và EU. Thực tế đó khiến có không ít luồng ý kiến cho rằng dường như Putin đã bó tay.

Tuy nhiên, bây giờ thì người ta mới nhận thấy phía sau việc dửng dưng của nhà lãnh đạo Nga là một nước đi với hiệu ứng kép – vừa vô hiệu hoá được trừng phạt, vừa trả đũa được trừng phạt – qua việc phát hành Russian Eurobonds.

Chỉ cần một lượng Russian Eurobonds với giá trị không quá lớn được phát hành nhưng có thể gây ảnh hưởng rất tới thị trường tài chính thế giới, mà hai trung tâm lớn nhất là New York và London.

Để tránh được điều đó thì các tác giả của trừng phạt Nga, hoặc phải thết kết lại biện pháp trừng phạt, hoặc phải điều chỉnh các nguyên tắc quản lý thị trường nhằm bịt những lỗ hổng mà khiến họ phải nhận đòn hồi mã thương của Nga.

Song cả hai việc này đều là thách thức rất lớn với các tác giả của lệnh cấm vận. Bởi cấm vận vốn thiết kết cho ngắn hạn phải áp dụng cho dài hạn, giúp Nga có thể vượt cấm vận đã làm cho phương Tây mệt mỏi, nên thiết lại sẽ là vấn đề cực kỳ nan giải.

426 Content 5 Resize 437
Tuy nhiên, khi Nga trả đũa thì còn nguy hại gấp nhiêu lần

Việc điều chỉnh những nguyên tác quản lý thị trường tài chính thì còn nan giải hơn nữa vì nó đã trở thành tập quán giao dịch hàng trăm năm, nên việc sửa đổi luôn đối mặt với mất nhiều hơn được và sự hỗn loạn của thị trường là khó tránh khỏi.

Rõ ràng, Tổng thống Putin đã đi một nước cờ rất hiểm. Đầu năm 2018, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga Sergei Storchak từng cho biết chính phủ Nga đã có kế hoạch phát hành Eurobonds bằng cả đồng euro và nhân dân tệ.

Điều đó cho thấy dường như nhà lãnh đạo tối cao của nước Nga đã chuẩn bị cả những nước đi dự phòng để đảm bảo cho việc khai thác hiệu quả kép của nước cờ hiểm trong vòng xoáy trừng phạt – trả đũa với Mỹ và phương Tây.

Ngọc Việt
Nguồn: baodatviet.vn

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga