Ấn Độ đã ký hợp đồng mua 3 triệu thùng dầu Ural của Nga, bất chấp việc Mỹ và một số quốc gia phương Tây tẩy chay dầu mỏ Nga.  

1 Quoc Gia Bo Qua Lenh Cam Van Cua My Mua 3 Trieu Thung Dau Nga

Một chiếc xe ô tô đổ xăng ở thành phố Mumbai, Ấn Độ.

Tập đoàn Dầu mỏ Ấn Độ (IOC), đơn vị vận hành nhà máy lọc dầu lớn nhất đất nước, thông báo đã mua 3 triệu thùng dầu Ural của Nga từ đối tác Vitol. Đơn hàng dự kiến được giao vào tháng 5 tới, theo Reuters.

IOC nói không gặp vấn đề gì về việc ký hợp đồng mua dầu của Nga, do đây không phải là mặt hàng bị cấm giao dịch trên toàn cầu. Bên cạnh đó, IOC không giao dịch với các tổ chức và ngân hàng Nga bị Mỹ và phương Tây trừng phạt.

Đối tác Vitol ở Nga thông báo bán 3 triệu thùng dầu cho Ấn Độ với mức chiết khấu 25 đô la mỗi thùng so với giá dầu Brent ở thời điểm ký hợp đồng. Thông thường, chi tiết hợp đồng về giao dịch dầu mỏ không được các công ty tiết lộ.

Ấn Độ cũng thông báo mua 2 triệu thùng dầu từ Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), một triệu thùng dầu từ Nigeria và một triệu thùng dầu khác từ Cameroon. Giá trị các đơn hàng này không được công bố.

Dầu mỏ của Nga hiện không phải là mặt hàng bị cấm vận trên toàn cầu. Tuy nhiên, Mỹ, Anh và Úc là các quốc gia đã thông báo cấm hoặc tiến tới cấm hoàn toàn việc nhập khẩu dầu từ Nga.

Nhiều đơn vị kinh doanh trên thế giới ngần ngại mua dầu của Nga do lo ngại bị Mỹ và phương Tây trừng phạt, cũng như khó khăn trong việc thuê tàu chở dầu cập cảng của Nga để nhận đơn hàng.

Đầu tháng này, công ty năng lượng lớn nhất châu Âu, Shell, đã gửi lời xin lỗi vì việc mua dầu của Nga sau khi Moscow phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine. Shell đã thông báo ngừng mua dầu từ Nga và đóng góp lợi nhuận vào quỹ hỗ trợ người tị nạn Ukraine.

Tính đến ngày 14.3, giá dầu thế giới đang tiếp tục có xu hướng giảm mạnh do triển vọng từ việc các quốc gia xuất khẩu dầu có thể tăng sản lượng khai thác. Bên cạnh đó, tình hình xung đột Nga và Ukraine cũng đang có chiều hướng tích cực khi hai bên thông báo đang tiến gần hơn đến một thỏa thuận hòa bình.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 14.3, giá dầu Brent biển Bắc giảm 5,77 USD/thùng (5,1%) xuống 106,90 còn USD/thùng. Còn giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 6,32 USD/thùng (5,8%) xuống cồn 103,01 USD/thùng. Tuần trước, có thời điểm giá dầu đã tiệm cận mốc 140 USD/thùng.

 Đăng Nguyễn (Theo RT)

Nguồn: danviet.vn

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga