Liên minh Nga-Trung ở khu vực Bắc Cực sẽ trở thành “cơn ác mộng” đối với Mỹ và sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi ích của Mỹ ở khu vực này.

Nhà báo Michael Lyons của tạp chí The National Interest lo ngại rằng, liên minh Nga-Trung ở khu vực Bắc Cực sẽ trở thành “cơn ác mộng” đối với Hoa Kỳ. Ông lưu ý rằng, Bắc Cực là một khu vực mà các chính trị gia Mỹ hiếm khi chú ý đến, nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực địa chính trị của các cường quốc trên thế giới.

 

132 1 My Lo Ngai Lien Minh Nga Trung O Bac Cuc

Vũ khí Nga ở Bắc Cực tạo ra hàng rào an ninh đối với sự xâm nhập của nước khác.

Ông cho biết rằng, do biến đổi khí hậu ở khu vực này các cơ hội kinh tế mới đang mở ra, do đó các cường quốc trên thế giới đều mong muốn thống trị khu vực này.

Tuy nhiên, hiện nay Washington đang thất thế ở khu vực này. Ông lưu ý rằng, cảnh sát biển Hoa Kỳ cũng giống như Trung Quốc, chỉ có hai tàu phá băng, trong khi đó hạm đội Nga có ít nhất bốn chục tàu phá băng và thậm chí đến năm 2035, Nga sẽ nhận thêm 13 tàu phá băng hạt nhân.

Ông cũng cho biết rằng, Bắc Kinh với tư cách quan sát viên trong Hội đồng Bắc Cực và hợp tác với Nga trong khu vực, đang thể hiện mong muốn quyết tâm trở thành một bên quan trọng của “trò chơi” này.

Ông Lyons cho biết rằng, việc đối đầu với một đối thủ như Nga ở Bắc Cực sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức, nhưng việc phải đối đầu với liên minh Nga-Trung ở khu vực Bắc Cực thực sự là một “cơn ác mộng” mà Mỹ hoàn toàn không muốn.

Ông nhấn mạnh rằng, Bắc Cực sẽ trở thành khu vực tranh chấp, tiềm ẩn nguy cơ xung giữa các cường quốc. Ông tin rằng, “trò chơi” đã bắt đầu và Hoa Kỳ đang tụt lại phía sau trong việc cạnh tranh ở khu vực Bắc Cực.

Vì vậy, muốn đối đầu với liên minh Nga-Trung, trước hết Hoa Kỳ cần phải duy trì trạng thái cảnh báo cao trong toàn khu vực, bao gồm khả năng chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, tình báo, giám sát và trinh sát, khả năng chống tên lửa và khả năng giám sát không gian.

Hai là có thể cơ động, triển khai lực lượng chiến đấu nhanh chóng, trong đó tập trung vào nâng cao năng lực chiến đấu, năng lực bảo đảm hạu cần và năng lực xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tác chiến.

Ba là tăng cường hợp tác với các đồng minh và đối tác. Bốn là tích cực nghiên cứu, chuẩn bị cho các hoạt động tác chiến ở Bắc Cực, bao gồm tiến hành các cuộc diễn tập và huấn luyện, mở rộng và triển khai lực lượng.

Hiện nay Mỹ cũng đã bắt đầu cạnh tranh ở khu vực này, bằng chứng là nước này sẽ triển khai 150 máy bay quân sự thế hệ thứ năm F-35 và F22 ở Bắc Cực.

Ngoài ra, Mỹ cũng đang lên kế hoạch mở rộng cảng Nome ở Alaska và sẽ trở thành cảng nước sâu đầu tiên của Hoa Kỳ ở Bắc Cực. Thượng nghị sĩ bang Alaska Dan Sullivan cho biết rằng, Hoa Kỳ sẽ gửi một tín hiệu tới các cường quốc như Nga và Trung Quốc rằng, Hoa Kỳ chắc chắn sẽ bảo vệ lợi ích của mình ở Bắc Cực.

Chí Huy

Nguồn: baodatviet.vn

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga