Giới quan sát phương Tây cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định giữ vững hai tỉnh miền nam và "hy sinh" Lyman, trong khi quân Nga "kiệt quệ" và khủng hoảng đến mức không thể vận hành vũ khí hạt nhân.

1 Ly Do Putin Bo Lyman Vi Quan Nga Kiet Que Va Khung Hoang Den Muc Khong The Van Hanh Vu Khi Hat Nhan

Lính Ukraine canh gác trên cây cầu hư hại bắc qua Siverskyi Donets thuộc địa phận thị trấn Sviatohirsk, Donetsk

reuters

Lầu Năm Góc nhận định về Lyman

Cùng ngày, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Lyman “đã sạch bóng quân Nga” và gửi lời chúc mừng quân đội Ukraine vì thắng lợi này, theo Reuters.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nhận định rằng việc Ukraine thu hồi Lyman sẽ đẩy quân đội Nga đến tình thế khó khăn mới.

Theo người đứng đầu Lầu Năm Góc, Lyman nằm trên vị trí then chốt của tuyến cung cấp hậu cần được Nga sử dụng để đưa lực lượng và vũ khí/khí tài cùng vật tư xuống miền nam và miền tây.

“Mất đi những tuyến đường này, (Nga) sẽ rơi vào tình thế khó khăn hơn. Vì thế, quân Nga đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan nếu muốn tiến quân”, ông Austin cho biết.

2 Ly Do Putin Bo Lyman Vi Quan Nga Kiet Que Va Khung Hoang Den Muc Khong The Van Hanh Vu Khi Hat Nhan

Phương Tây cho rằng ông Putin quyết định từ bỏ Lyman để giữ hai tỉnh chiến lược ở miền nam

reuters

Khả năng Nga viện dẫn vũ khí hạt nhân chiến thuật

Sau khi Nga xác nhận việc mất thành trì Lyman ở miền đông Ukraine, ông Ramzan Kadyrov, lãnh đạo Cộng hòa Chechnya thuộc Nga, lên tiếng cho rằng Moscow nên xem xét sử dụng vũ khí hạt nhân có sức công phá nhỏ ở Ukraine, theo Reuters.

Ông viết trên Telegram rằng: "Do thiếu hệ thống hậu cần quân sự cơ bản, hôm nay chúng ta đã phải từ bỏ một số khu vực định cư và một phần lãnh thổ rộng lớn".

Trong một cuộc họp báo ở Washington D.C với người đồng cấp Canada Melanie Joly, ông Blinken phát biểu: “Chúng tôi đang quan sát rất kỹ lưỡng để xem liệu Nga có thực sự đang làm bất cứ điều gì cho thấy họ đang cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân hay không. Cho đến nay, chúng tôi chưa thấy họ thực hiện những hành động này”.

Trong tuần này, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Patrick Ryder cũng đã cho hay Mỹ không thấy có bất kỳ thay đổi nào có thể dẫn đến thay đổi cách bố trí của các lực lượng hạt nhân Mỹ.

Về vấn đề trên, các nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW, trụ sở tại Washington D.C), cho rằng quân đội Nga trong tình trạng hiện tại gần như không thể hoạt động trên một trận địa hạt nhân dù được huấn luyện để làm điều đó.

“Sự tập hợp đầy hỗn loạn của những quân nhân bị kiệt sức, lính dự bị được động viên trong môi trường khắc nghiệt, lính nghĩa vụ và lực lượng lính đánh thuê hiện tập hợp nên bộ binh Nga không thể vận hành trong một môi trường hạt nhân”, theo phân tích của ISW.

Bên cạnh đó, ISW cho rằng việc quân Nga rút khỏi Lyman cho thấy Tổng thống Vladimir Putin ưu tiên giữ chắc các khu vực đang kiểm soát ở miền nam.

“Quyết định không tăng cường các khu vực tiền tuyến đang lâm nguy như Kupiansk và Lyman gần như chắc chắn là dấu hiệu cho thấy ông Putin quan tâm hơn về việc duy trì các tỉnh chiến lược Kherson và Zaporizhzhia so với Luhansk”, ISW phân tích.

Ukraine tiếp tục được viện trợ quân sự

Trong chuyến thăm bất ngờ đến Odessa hôm 1.10, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht đã công bố thông tin chính quyền Berlin sẽ chuyển giao khẩu đội đầu tiên trong số 4 hệ thống phòng không IRIS-T cam kết viện trợ cho Ukraine trong những ngày tới.

“Trong vài ngày nữa, chúng tôi sẽ chuyển giao hệ thống phòng không IRIS-T vô cùng hiện đại”, Đài ARD dẫn lời bà Lambrecht. Theo bà, đây là vũ khí đặc biệt lợi hại để đối phó máy bay không người lái.

Ukraine được cho là đang đối mặt với tần suất gia tăng của các cuộc tấn công đến từ máy bay cảm tử không người lái do Iran sản xuất, gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng nước này. Nga không xác nhận.

Nguồn: Báo Thanh Niên điện tử

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga