Các đồng minh NATO của Mỹ đang để mắt đến đến Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 (HIMARS) được mô tả là siêu vũ khí của Mỹ để triển khai như một phần quan trọng trong lá chắn phía đông của liên minh nhằm chống lại các mối đe dọa từ Nga.

1 Vi Than Chien Tranh Cua My Hinh Thanh La Chan Phia Dong Nato Chong Lai Nga

Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) trong cuộc tập trận quân sự Namejs 2022 vào ngày 26/9/2022 tại Skede, Latvia. Ảnh Getty

Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 (HIMARS) do Mỹ sản xuất lâu nay được ca ngợi là siêu vũ khí tạo ra đột phá trên chiến trường ở Ukraine. HIMARS đã được quân đội Ukraine sử dụng hiệu quả để gây thiệt hại nặng nề cho các điểm tập trung quân và trung tâm tiếp tế của Moscow khi các lực lượng của Kiev đẩy mạnh các cuộc phản công đa hướng giúp Ukrainegiành lại thêm được nhiều lãnh thổ từ Nga.

Theo đó, NATO đang hy vọng các vũ khí tiên tiến như HIMARS sẽ giúp ngăn chặn một cuộc xâm lược tiềm năng của Nga vào lãnh thổ của liên minh khi cuộc chiến ở Ukraine đã khiến liên minh chuyển sang phòng thủ và răn đe mạnh mẽ hơn.

Tuần trước, Litva đã trở thành quốc gia Baltic cuối cùng của NATO đạt được thỏa thuận mua HIMARS từ Mỹ. Theo đó. Mỹ phê duyệt thỏa thuận bán 8 hệ thống vũ khí này với giá 495 triệu USD cho Litva.

Estonia và Latvia trước đó đã lần lượt công bố kế hoạch mua 6 hệ thống HIMARS vào tháng 7 và tháng 10. Ba Lan đã triển khai thương vụ mua HIMARS đầu tiên với 20 hệ thống vào năm 2018.

Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine ngày càng leo thang, Ba Lan đang tìm cách bổ sung thêm hàng trăm hệ thống HIMARS vào kho vũ khí của mình, mặc dù những lo ngại về thời gian giao hàng sẽ kéo dài đã khiến Warsaw tìm kiếm thêm các hệ thống Chunmoo bổ sung từ Hàn Quốc.

Mark Voyger, cựu cố vấn đặc biệt về các vấn đề của Nga và Á-Âu cho Tư lệnh Quân đội Mỹ tại Châu Âu Ben Hodges đã ca ngợi “HIMARS là vị thần chiến tranh mới".

Loại vũ khí này đã chứng minh tính hiệu quả của nó trong cuộc xung đột ở Ukraine. Đây là lần đầu tiên HIMARS được sử dụng với số lượng lớn như vậy, đặc biệt là để chống lại các lực lượng vũ trang của một quốc gia khác", ông Voyger, hiện là thành viên cấp cao không thường trú tại Trung tâm Phân tích châu Âu nói với Newsweek.

Nguồn: Báo điện tử DÂN VIỆT

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga