Người dân Úc sẽ bỏ phiếu vào ngày 14 /10 về việc liệu họ có muốn thay đổi hiến pháp để công nhận thổ dân châu Úc hay không. Đây là thời điểm mang tính quyết định trong cuộc đấu tranh vì quyền của người thổ dân ở nước này.

1 Uc Trung Cau Dan Y Lan Dau Tien Trong 24 Nam Ve Viec Cong Nhan Tho Dan Ban Dia

Những người ủng hộ vận động bỏ phiếu Có cho quyền của thổ dân. Ảnh: Reuters.

Sáng nay Thủ tướng  Úc Anthony Albanese công bố ngày 14/10 là ngày diễn ra cuộc trưng cầu dân ý mang tính bước ngoặt và  mô tả đây là cơ hội ngàn năm có một để đoàn kết đất nước.

“14/10 là thời điểm của chúng ta... đó là cơ hội của chúng ta” - ông Albanese nói với đám đông cổ vũ. "Đây là khoảnh khắc thể hiện những gì tốt đẹp nhất trong tính cách người Úc của chúng ta”.

Người Úc bây giờ sẽ phải đối mặt với một chiến dịch kéo dài 6 tuần trước khi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý, khi họ sẽ được hỏi liệu họ có ủng hộ việc thay đổi hiến pháp để đưa nhóm ”Voice to Parliament” (Tiếng nói trước Quốc hội) - một ủy ban của người thổ dân, trở thành một nhóm  tư vấn cho quốc hội liên bang về các vấn đề ảnh hưởng đến thổ dân bản địa và người quần đảo eo biển Torres hay không.

Bất kỳ thay đổi nào đối với hiến pháp của Úc đều cần phải có một cuộc trưng cầu dân ý trên toàn quốc.

Reuters cho rằng Úc là quốc gia tụt hậu toàn cầu về quan hệ với người thổ dân, so với nhiều quốc gia phát triển khác như Canada, New Zealand, các quốc gia EU và Hoa Kỳ.

Nước này không có hiệp ước nào với người thổ dân, vốn chiếm khoảng 3,2% trong tổng số gần 26 triệu dân, và có hầu hết các biện pháp kinh tế xã hội dưới mức trung bình quốc gia.

Thổ dân bản địa và người dân quần đảo Eo biển Torres không được nhắc đến trong hiến pháp Úc mặc dù đã sinh sống ở vùng đất này hơn 65.000 năm.

Thủ tướng Albanese vẫn tin rằng trưng cầu dân ý sẽ thành công. Chính phủ Úc, các hiệp hội thể thao hàng đầu, các tập đoàn lớn, các nhóm dựa trên đức tin và các nhóm phúc lợi đều hỗ trợ chiến dịch vì quyền của thổ dân. 

Nhưng cuộc tranh luận công khai về vấn đề này đã gây chia rẽ và sự ủng hộ dành cho đề xuất này đã giảm trong những tháng gần đây, theo các cuộc thăm dò ý kiến.

Những người ủng hộ cho rằng việc bỏ phiếu đồng ý sẽ giúp hàn gắn mối quan hệ căng thẳng với cộng đồng thổ dân và đoàn kết đất nước, đồng thời cơ quan tư vấn sẽ giúp ưu tiên sức khỏe, giáo dục, việc làm và nhà ở của người bản địa.

Tuy nhiên, một số người phản đối cho rằng động thái này sẽ chia rẽ người Úc theo các chủng tộc và trao quyền lực quá mức cho người bản địa. Một số người mô tả nhóm Voice to Parliament như một cơ thể tượng trưng và không có răng.

Đây là một cuộc trưng cầu dân ý khó khăn với Chính phủ Úc. Nước này chưa từng tổ chức một cuộc trưng cầu nào từ năm 1999 và chưa có một cuộc trưng cầu nào được thông qua từ năm 1977. Chưa từng có cuộc trưng cầu nào được thông qua mà không có sự ủng hộ của lưỡng đảng, trong khi hiện giờ các đảng lớn vẫn chia rẽ về nhóm Voice to Parliament.

Đảng Tự do đối lập bảo thủ cho biết họ sẽ vận động bỏ phiếu "Không" trong cuộc trưng cầu dân ý. Tuy nhiên, một số lãnh đạo cấp cao của Đảng Tự do đã phá vỡ hàng ngũ và ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý về nhóm này. 

Cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull, người bị chính phủ từ chối nhóm Voice to Parliament vào năm 2017, cho biết ông hiện ủng hộ các kế hoạch.

“The Voice mang đến sự công nhận và tôn trọng đối với người Úc bản địa theo cách mà họ mong muốn,” Turnbull nói trong một bài bình luận trên tờ The Sydney Morning Herald hôm nay 30/8.

Người bản địa Úc chiếm 3,8% dân số đất nước, và tuổi thọ của họ ít hơn tuổi thọ trung bình của toàn bộ dân số Úc là 8 năm. 

Nguồn: Báo điện tử DÂN VIỆT

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga