Giới chức quân đội Mỹ-Anh tin rằng việc thúc đẩy năng lực an ninh ngoài không gian nhằm khiến vũ trụ "an toàn hơn" và chỉ trích Nga-Trung Quốc thử vũ khí chống vệ tinh.

1 The Luong Nan An Ninh My Lam Dieu Nguy Hiem Cho Nga Trung Ngoai Vu Tru Nguy Co Dai Chien Tinh Cau

Giới quân sự của Mỹ và Anh cũng tuyên bố họ cần phải nắm bắt được những chuyện diễn ra ở những góc tối của vũ trụ.

Mỹ thúc đẩy năng lực an ninh ngoài không gian

Theo truyền thông Mỹ và Anh, Washington đang chuẩn bị cho việc thiết lập năng lực radar tiên tiến trong không gian sâu (DARC), đồng thời sẽ triển khai xây dựng một căn cứ radar ở bang Texas, Úc và Anh. Riêng cơ sở tại Anh có khoảng 16 ăng-ten vệ tinh lớn có đường kính 15 mét. Điểm đáng chú ý của radar này có thể phát hiện các mục tiêu có kích thước bằng quả bóng đá trong không gian sâu 36.000 km.

Nguyên soái Michael Wigston - Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh, thẳng thừng dự đoán rằng kết quả tiếp theo của cuộc chiến có thể phụ thuộc vào không gian. Mục đích chính của Mỹ và các nước đồng minh trong việc phát triển DARC rõ ràng là chuẩn bị cho chiến tranh và răn đe Trung Quốc và Nga.

Theo Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc), Mỹ từ lâu đã phát triển nhận thức về xu thế không gian và đang vượt lên các đối thủ, kết hợp với hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), khả năng chống tên lửa hay "chiến tranh giữa các vì sao" của Mỹ đã trở nên mạnh nhất thế giới. 

Mỹ nhắm đến đạt được khả năng kiểm soát thông tin "mọi thời tiết, không góc chết" từ ngoài không gian đến tên lửa đạn đạo. Tham vọng này có thể khiến việc kiểm soát vũ khí giống như "xây đập trên biển", đe dọa nghiêm trọng sự cân bằng quyền lực tối thiểu cần có thể duy trì hòa bình thế giới.

2 The Luong Nan An Ninh My Lam Dieu Nguy Hiem Cho Nga Trung Ngoai Vu Tru Nguy Co Dai Chien Tinh Cau

Tên lửa đẩy Long March 5B phóng module Tianhe (Thiên Hà) lên trạm vũ trụ của Trung Quốc, ngày 28/4/2021 (Ảnh: CCTV)

Thế "lưỡng nan an ninh" Mỹ-Nga-Trung

Đối mặt với tình thế trên, Trung Quốc và Nga phản đối mạnh mẽ việc Mỹ mở rộng trò chơi quân sự của các cường quốc về không gian, và việc Mỹ và các đồng minh xây dựng DARC. 

Theo Hoàn Cầu, Nga và Trung Quốc cần "vạch trần" mục đích của Mỹ trong việc phát triển năng lực tác chiến không gian bằng cách khơi lên "mối đe dọa từ Nga-Trung".

Hành động của Mỹ được cho là thúc đẩy sự hình thành nên hình thái "lưỡng nan an ninh", bởi khi Mỹ đơn phương gia tăng sức mạnh thì Trung Quốc và Nga nhận thấy bị đe dọa và thúc đẩy Moskva-Bắc Kinh xích lại gần nhau. Lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và Nga dường như tương đồng với những gì Mỹ coi là lợi ích an ninh quốc gia trọng yếu, với ngụ ý rằng cả hai nước sẵn sàng hành động vì những lợi ích này.

Việc xác lập quyền bá chủ không gian của Mỹ khó hơn nhiều so với việc hiện thực hóa quyền bá chủ trên bộ hay trên biển. Nếu Mỹ dám tấn công các tài sản không gian của Trung Quốc và Nga, thì cả hai cường quốc này đều có khả năng gây ra tổn thất tương tự cho các tài sản không gian của Mỹ. 

Mỹ không thể phát triển khả năng đơn phương chiếm đóng ngoài không gian và áp sát Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, bằng cách triển khai DARC, Mỹ có thể mở rộng ưu thế dẫn đầu về nhận thức các tình huống không gian, từ đó tạo nên ảnh hưởng chính trị rộng rãi qua việc gây ấn tượng rằng Washington "kiểm soát mọi thứ" thông qua quyền bá chủ, củng cố lòng tin của các đồng minh, đồng thời lôi kéo các quốc gia dao động vào vùng ảnh hưởng. Nhờ đó, tạo ra ảnh hướng chính trị rộng rãi cho Mỹ.

Sự phát triển của những hệ thống cực đoan phá vỡ sự cân bằng của Mỹ đã tạo ra một số lượng lớn các tác động chính trị trực tiếp, và làm trầm trọng thêm sự hỗn loạn trong quan hệ giữa các cường quốc và địa chính trị thế giới.

3 The Luong Nan An Ninh My Lam Dieu Nguy Hiem Cho Nga Trung Ngoai Vu Tru Nguy Co Dai Chien Tinh Cau

Hành động đáp trả mạnh mẽ của Trung Quốc

Mỹ đang đẩy mạnh nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng và các tuyến đường cho phép để thống trị trật tự không gian trong tương lai. Đồng thời cho thấy Mỹ đang công khai đe dọa sự an toàn của các hoạt động này ở Trung Quốc. Việc thành lập DARC tại Mỹ đã đặc biệt gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với Trung Quốc. 

Trung Quốc đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn giao giờ hết về khả năng phóng vào không gian của mình, bao gồm tần suất các hoạt động vũ trụ khác nhau trong trạm vũ trụ. Trung Quốc buộc phải đẩy nhanh việc xây dựng khả năng phản công trong không gian, hình thành lực lượng răn đe mạnh mẽ hơn đối với Mỹ và kiên quyết ngăn chặn bất kỳ hành động nào nhằm kích động một cuộc xung đột không gian.

Mặc dù, Trung Quốc có ít đầu đạn hạt nhân hơn Mỹ, nhưng Trung Quốc có thể đi nhanh hơn trong việc xây dựng khả năng không gian của mình và đối mặt với ít trở ngại quốc tế hơn. 

Việc Trung Quốc sử dụng trò chơi sức mạnh trong không gian để tăng cường sức răn đe tổng thể, cho phép làm suy yếu tham vọng chiến lược của Mỹ - Hoàn Cầu bình luận. Mục tiêu của Bắc Kinh là buộc Mỹ "đối diện với thực tế" khi Washington muốn thiết lập ưu thế mang tính áp đảo, và khiến Mỹ ở mức độ nhất định phải trở lại với tư duy về cân bằng quyền lực.

Trung Quốc xác định rằng an ninh ngoài không gian đang trở thành nền tảng mới của an ninh quốc gia. Vì thế, Trung Quốc phải đẩy nhanh sự thuận tiện và hiệu quả về chi phí của các vụ phóng vào không gian, tiếp tục hệ thống hóa các tài sản không gian của mình, cố gắng đạt được vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực và dự án nhất định, đồng thời tiếp tục làm suy yếu lợi thế không gian của Mỹ.

Quá trình triển khai sức mạnh kiểm soát ngoài không gian và lôi kéo Nga vào cuộc cạnh tranh Mỹ-Nga-Trung chỉ mới được tiến hành trong thời gian ngắn những lại là hoạt động nằm hoàn toàn trong mục tiêu chiến lược lâu dài của họ. Điều này xuất phát từ quan điểm dài hạn trong đối đầu với Mỹ, trong mối tương quan nhận thức vai trò của mình, Trung Quốc sẽ kiên nhẫn trong "cuộc chơi dài" với Mỹ - một cuộc đối đầu mà trong đó họ sẽ tích lũy lợi thế một cách vững chắc, tự tin rằng cuối cùng họ sẽ là người trụ lại lâu hơn trong cuộc đối đầu với Mỹ trong tương lai.

Như vậy, cho tới khi các sự kiện ở an ninh ngoài không gian diễn tiến theo hướng có lợi cho Trung Quốc, nước này sẽ không thúc đẩy tình hình căng thẳng thêm. Thế nhưng, nếu xu hướng tương quan lực lượng thay đổi theo hướng bất lợi, đặc biệt trong những thời điểm xảy ra bất ổn, Trung Quốc có thể khơi mào một cuộc xung đột hạn chế, thậm chí chống lại một quốc gia lớn hơn và hùng mạnh hơn như Mỹ.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga