Về việc Nhật Bản là nước dẫn đầu trong lĩnh vực vô tuyến điện tử, không một ai là không biết. Tuy nhiên, điện thoại, máy ghi âm, tivi là một chuyện, nhưng trạm tác chiến điện tử - thì lại hoàn toàn khác.

Xin được giới thiệu bài viết của chuyên gia quân sự, nguyên sỹ quan Bộ đội Tác chiến Điện tử Nga Roman Skoromokhov.

Tiến trình quân sự hóa mà chúng ta đang được chứng kiến tại Nhật Bản trong thời gian gần đây (có gì phải dấu diếm ở đây đâu, đó là để lách một số thỏa thuận mang tính chất cấm đoán (đối với Nhật)) được thể hiện ở chỗ "Lực lượng phòng vệ" đang âm thầm biến thành một lực lượng lục quân và hải quân hoàn toàn “bình thường”.

Hải quân Nhật Bản, nói chung – đó là một chủ đề riêng. Gần bốn mươi tàu khu trục – hoàn toàn có khả năng dễ dàng tấn công bất kỳ ai, ngoại trừ, có lẽ là Trung Quốc, nhưng ngay cả khi tấn công Trung Quốc, thì cũng vậy, khó có thể nói trước được là ai thắng ai.

Với Lục quân mọi việc cũng đang rất ổn,. Đang đi trên con đường phát triển.

Một trong những dấu mốc của sự phát triển đó- đó là việc Lục quân Nhật Bản mới được trang bị hệ thống tác chiến điện tử mới "NEWS". “NEWS” – đó là viết tắt từ cụm từ Network Electronic Weaponry System – (tạm dịch- Hệ thống Vũ khí Điện tử Mạng).

Nhiệm vụ của hệ thống mới này- chủ động vô hiệu hóa các radar, các hệ thống liên lạc và chỉ huy- điều khiển (của đối phương).

Các thành tố hoạt động đầu tiên của NEWS sẽ được triển khai tại căn cứ tác chiến điện tử ở Kengun ngay trong năm nay, và đến cuối cũng năm nay, các tổ hợp đầu tiên sẽ bắt đầu hoạt động ở chế độ trực chiến.

132 1 Nhat Nhap Cuoc Dua Che Tao Phuong Tien Tac Chien Dien Tu

Đấy là theo tuyên bố chính thức của các cơ quan báo chí hữu quan của Bộ Quốc phòng Nhật Bản.

Đến đây, lẽ tất nhiên, ngay lập tức có một câu hỏi được đặt ra: các trạm tác chiến điện tử mới hoạt động ở "chế độ trực chiến" này chống lại cái gì?

Đối với những người hiểu được rằng Nhật Bản là một quốc đảo không có biên giới trên đất liền với bất kỳ quốc gia nào, thì sự hiện diện của những tổ hợp như vậy trong cơ cấu tổ chức của Lục quân Nhật Bản- là điều còn hơn cả kỳ lạ.

Mặc dù vậy, Bộ Quốc phòng Nhật Bản trong năm nay sẽ chi tới 8,7 tỷ yên cho việc thiết kế, sản xuất và triển khai các trạm tác chiến điện tử. Tức là 90 triệu đô la tiền Mỹ. Một con số khá ấn tượng.

Và ở đây thì bắt đầu nảy sinh những suy nghĩ không mấy dễ chịu. Việc người Mỹ tích cực bơm tiền và công nghệ cho Bộ Quốc phòng Nhật Bản- đó là chuyện ai cũng biết. Những hệ thống tác chiến điện tử của người Mỹ khá tốt. Không đến mức quá xuất sắc, nhưng tốt.

Có lẽ không cần phải nói nhiều lời về công nghệ điện tử và vi điện tử của Nhật Bản. Những gì mà người Nhật không tự nghĩ ra được thì họ xử lý vấn đề một cách rất “Nhật” - họ không sao chép một cách mù quáng- mà là cải tiến và hoàn thiện chúng, hoàn thiện hơn rất nhiều (so với bản gốc).

Đó là khi nói đến những yêu cầu chính đối với các hệ thống tác chiến điện tử mới là phải có tính cơ động cao, khả năng phân tích tình huống vô tuyến cao nhất có thể và chế áp một phổ rộng các bức xạ điện từ.

Thêm nữa, các nhà thiết kế còn cần phải đặc biệt chú ý đến việc giảm thiểu tác động của các trạm chế áp điện tử lên các phương tiện vô tuyến điện tử của chính “quân ta”.

Đương nhiên, mọi việc còn phải được thực hiện với yêu cầu là chi phí phải ở mức thấp nhất- cho cả công tác nghiên cứu chế tạo và khai thác thiết bị kỹ thuật.

Các nguồn tin độc lập khẳng định rằng chi phí cho công tác nghiên cứu khoa học- thiết kế- thử nghiệm phục vụ dự án NEWS tiến hành từ năm 2011 đến năm 2016 là 10 tỷ yen. Hoặc quy đổi là 110 triệu đô la.

Các viện nghiên cứu bí mật đã làm việc dưới sự chỉ đạo chung của công ty Mitsubishi Denki- một công ty rất nổi tiếng trong giới quân sự thế giới.

Lẽ dĩ nhiên, mọi việc đều được tiến hành theo truyền thống tinh túy nhất của người Nhật. Một cách bí mật và sử dụng mọi công nghệ hiện có, kể cả mô hình hóa 3-D trên máy tính.

Người Nhật đã đi theo con đường chế tạo các tổ hợp kết hợp cả các phương tiện trinh sát và phương tiện chế áp làm việc trên cùng một dải tần.

Không có gì mới, hầu hết tất cả kỹ sư thiết kế phương tiện tác chiến điện tử trên thế giới đều đã đi theo con đường này, nhưng cái mới mà các chuyên gia Nhật Bản áp dụng và thành công- đó là khả năng làm việc chủ động của các trạm khi đang hành tiến.

Những cuộc thử nghiệm các trạm trên thực địa đã được tổ chức tại căn cứ của Trường Cao đẳng Liên lạc lục quân ở Yokosuka, trên đảo Honshu và tại căn cứ của Tiểu đoàn tác chiến điện tử Tập đoàn quân Phương Bắc tại thành phố Chito trên đảo Hokkaido.

Đảo Hokkaido là địa điểm lý tưởng để thử nghiệm các phương tiện tác chiến điện tử. Đặc biệt là vì nằm ngay cạnh quần đảo Kuril, nơi có các đơn vị Nga tương tự (tác chiến điện tử) được triển khai.

Nhưng còn việc các trạm tác chiến điện tử của Nhật Bản có thể hoạt động khi đang di chuyển- đó là một bước tiến rất nghiêm túc.

Ở đây, chỉ có thể hoan hô các kỹ sư Nhật Bản, những người đã có thể chế tạo được thành phần quan trọng nhất cho một công việc như vậy – các khối ăng ten nhỏ gọn.

Nói cho đúng thì ngoài ăng-ten nhỏ gọn, cũng còn cần các phần thiết bị phần cứng thích hợp và các thuật toán mới để điều hướng và định vị, nếu không có những thứ này thì đừng có bàn đến bất cứ một hoạt động nào khi “xe đang chạy”.

Trạm (và cả kíp trắc thủ) cần phải biết chính xác trạm đang ở điểm nào trong không gian, và tổ hợp của đối phương cần chế áp đang ở điểm nào trong không gian. Khi cả hai đều là điểm tĩnh, thì không có bất cứ vấn đề gì.

Nhưng khi trạm đang cơ động, thì ngoài mọi thứ lại khác, nó phải theo dõi chuyển động tương đối của đối phương so với chính nó, kiểu như các trạm tác chiến điện tử "S" “làm việc” với các mục tiêu trên không vậy.

Về nguyên tắc, các thuật toán thì ai cũng biết, nhưng ở đây, không chi có mục tiêu chuyển động, mà là chính trạm cũng chuyển động. Và nói chung, căn cứ vào những gì được biết, người Nhật đã thành công trong chuyện này. Thật không may.

Thật không may (cho đối thủ của Nhật Bản) – bởi vì một trạm làm việc khi đang di chuyển- là thêm cả một vấn đề đối với tên lửa chống radar, cứ ví dụ như vậy.

Còn chuyện tạo ra một "chiếc ô" trên đầu cả một đoàn xe đang di chuyển bằng một trạm tương tự như "Kupol" và "Pole-21" của chúng ta – thì đây đã là thêm một vấn đề rất nghiêm trọng nữa.

Người ta cũng nói rằng người Nhật đã đạt được những bước tiến rất đáng kể về phía trước trong việc cải thiện khả năng phát hiện, định vị và nhận dạng các phương tiện vô tuyến điện tử của đối phương.

Tất nhiên, điều này sẽ có tác động rất tích cực đến việc chế áp những phương tiện này sau đó.

Hệ thống NEWS có bốn kiểu trạm tác chiến điện tử. Để tăng khả năng cơ động, chúng được lắp trên khung gầm xe tải Toyota có tải trọng 1,5 tấn.

Trông hơi buồn cười nếu so với những trạm chủ yếu “được đặt” trên khung gầm xe bánh xích hoặc những con quái vật khổng lồ đến từ BAZ (Nhà máy ô tô Bryansk-ND) của chúng ta (Nga), với ta (Nga) thì như vậy là hợp lý. Nhưng ở Nhật Bản, đường xá của họ cực tốt, họ có thể sử dụng những xe nhỏ như vậy.

Các trạm điều khiển với những thiết bị xử lý được lắp đặt trên những chiếc xe “nghiêm túc hơn” – xe "Isuzu" với sức chở 3,5 tấn.

Ăng ten được “đặt” trên rơ mooc một trục. Nói thêm để khẳng định, rất rẻ và tiện.

Nói chung và xét tổng thể, để hoạt động trong các điều kiện của Quần đảo Nhật Bản - mọi thứ như trên đều rất đẹp và hợp lý.

Khỏi cần phải bàn về mức độ cơ giới hóa của “món hàng Nhật” này- nó ở đỉnh cao. Không cần bất kỳ một tời tay kéo ăng-ten nào, mọi thứ đều được các thiết bị điện chịu trách nhiệm.

Lẽ dĩ nhiên, tất cả các xe đều được trang bị máy phát điện để nâng các cột ăng ten. Khoảng thời tiết kiệm được khi triển khai trạm sẽ đẻ ra “lãi xuất ” ngay sau khi phát những tín hiệu xung đầu tiên về phía đối phương.

"Thủ phạm" của tất cả những điều này, Hãng Mitsubishi Denki đã bắt đầu bàn giao các trạm cho Quân đội vào năm 2017. Bộ “NEWS” đầu tiên được chuyển giao cho Trường Cao đẳng Quân sự (cực kỳ logic), nơi tổ hợp này sẽ được sử dụng để đào tạo các chuyên gia cho Quân đội.

Nhân tiện cũng bổ sung thêm ý là tổ hợp này có giá 70 triệu đô la (tương đương 7,5 tỷ yên). Hơi đắt đúng không? Nhưng bù lại, ở đầu ra là các chuyên gia đã sẵn sàng khai thác sử dụng NEWS một cách hiệu quả.

Và các trạm tiếp theo, trong khoảng thời gian 2021- 2022, sẽ được trang bị cho Tiểu đoàn Tác chiến Điện tử số1 của Tập đoàn quân Phương Bắc (để chống lại chúng ta-Nga) và Tiểu đoàn Tác chiến Điện tử số 3 của Tập đoàn quân Phương Tây (chống lại Trung Quốc). Khá rõ ràng và rất dễ hiểu.

Nhưng nếu người Nhật vẫn tiếp tục phát huy truyền thống thiết kế và hoàn thiện các phương tiện tác chiến điện tử giống như cách họ đã làm với các thiết bị gia dụng và loại dụng cụ âm nhạc điện tử - thì không hứa hẹn một điều gì hay ho đối với Nga (và cả Trung Quốc).

Một trường phái kỹ thuật ưu việt, một ngành công nghiệp xuất sắc, tham vọng của những người theo chủ nghĩa phục thù cộng hưởng lại với nhau có thể tạo ra một loại cocktail có khả năng bùng nổ, mà nếu đem so với nó- những vụ chen lấn xô đẩy quanh quần đảo Kuril sẽ thực sự giống như việc trẻ em chơi trò nghịch cát vậy.

Lê Hùng - Nguyễn Hoàng (dịch)

Nguồn: datviet.trithuccuocsong.vn

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga