Do các lệnh trừng phạt nhằm vào Venezuela, Mỹ đã nhập khẩu lượng dầu kỷ lục từ Nga bất chấp quan hệ căng thẳng.

132 1 My Mua Dau Nga Ky Luc Nam 2020
Nhà máy lọc dầu gần Vịnh Trinity, Houston, Texas

Số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) theo dõi cho thấy, năm 2020, Mỹ đã mua nhiều dầu thô nhất của Nga kể từ năm 2011, RT đưa tin.

132 2 My Mua Dau Nga Ky Luc Nam 2020

Mỹ đã mua lượng dầu kỷ lục từ Nga trong năm 2020. Ảnh: Một cơ sở khai thác dầu của Nga trên biển Caspi.

Cụ thể, khối lượng nhập khẩu hoặc dầu của Nga đạt 624.000 thùng/ngày (bpd). Các nhà máy lọc dầu của Mỹ được ghi nhận đã nạp 538.000 thùng dầu thô và sản phẩm dầu của Nga mỗi ngày, phá vỡ kỷ lục hàng thập kỷ.

Theo tính toán của Bloomberg dựa trên dữ liệu hải quan và EIA, năm 2020, Nga trở thành nhà cung cấp dầu lớn thứ ba cho Mỹ, sau Canada và Mexico, vượt qua cả Saudi Arabia, quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới. Tỷ trọng xuất khẩu dầu của Nga sang Mỹ hiện đang ở mức cao kỷ lục 7%.

Sự tăng trưởng xuất khẩu dầu từ Nga được cho là do các công ty Mỹ không tiếp cận được với dầu thô của Venezuela bởi các lệnh trừng phạt của chính quyền Washington vào quốc gia Nam Mỹ này. Hơn nữa, lượng dầu thô từ các quốc gia OPEC đã giảm đáng kể trong bối cảnh tuân thủ hiệp ước cắt giảm sản lượng với các đối tác nước ngoài, còn gọi là OPEC+.

Các công ty lớn về năng lượng của Mỹ, bao gồm Exxon Mobil, Chevron và Valero Energy là một trong những khách hàng chủ chốt mua dầu và các sản phẩm dầu mỏ từ các nhà sản xuất Nga.

Việc Mỹ tăng cường mua năng lượng của Nga diễn ra trong bối cảnh căng thẳng kéo dài giữa Moscow và Washington liên quan đến gần như mọi vấn đề, từ chính trị, ngoại giao đến việc gây sức ép và phá hoại các dự án năng lượng của Nga. Nhà Trắng từ cả các chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, Donald Trump rồi tới đương kim Tổng thống Joe Biden đều đã công kích dự án đường ống dẫn khí Nord Stream-2.

Trong cuộc họp với các đồng minh châu Âu vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken còn nỗ lực chỉ trích dự án vì nó cho thấy sự phụ thuộc mạnh mẽ từ châu Âu vào nguồn cung cấp dự án năng lượng của Nga.

Chính quyền Biden tiếp tục đe dọa các đối tác châu Âu của dự án bằng việc cảnh báo về những lệnh trừng phạt mới. Dẫu vậy, ông Biden cũng đã giảm bớt số lượng các công ty châu Âu bị Mỹ trừng phạt.

RT cho hay, năm ngoái, chính quyền Trump đã đưa vào danh sách đen một công ty con thương mại của tập đoàn dầu khí nhà nước Nga Rosneft, nói rằng nó cung cấp một nguồn tài chính cho Venezuela. Tuy nhiên, không có doanh nghiệp Nga nào khác bị nhắm đến, để lại lỗ hổng pháp lý cho các công ty Mỹ được mua dầu thô và các sản phẩm tinh chế của Nga.

Chuyên gia James Williams, Chủ tịch của công ty tư vấn năng lượng WTRG Economics, cũng cho rằng việc Mỹ tăng lượng dầu thô nhập khẩu từ Nga là do nhu cầu lớn từ các nhà máy lọc dầu tại các vịnh của Mỹ nhằm thay thế lượng dầu nhập khẩu của Venezuela trong bối cảnh nước này đang phải chịu các lệnh trừng phạt hà khắc của Mỹ từ tháng 1/2019.

Tiến sĩ Mamdouh Salamed, nhà kinh tế quốc tế về dầu mỏ cho rằng, các nhà máy lọc dầu của Mỹ đang tăng nhập khẩu dầu từ Nga mà không phải từ các nước đồng minh truyền thống ở Vịnh Ba Tư đều có lý do.

Thứ nhất, Saudi Arabia đã giảm sản lượng dầu của mình vượt quá mức cắt giảm sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác, bao gồm Nga (OPEC+) để đảm bảo giá dầu thô tăng ở mức để Saudi Arabia cân đối ngân sách.

Thứ hai, khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn là điểm đến chính của dầu thô của Saudi Arabia, chiếm gần 75% tổng lượng dầu xuất khẩu của nước này chứ không phải là Mỹ.

Lý do cuối cùng là chính quyền của các nước vùng Vịnh Ba Tư xuất khẩu sang Mỹ sẽ tăng lượng dầu thô dự trữ của Mỹ, theo cách đó cho phép Mỹ sử dụng chúng để hạ giá dầu.

Hải Lâm

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga