Chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary đang khiến nhiều chính trị gia Mỹ cảm thấy tức giận.  

1 My Co The Khai Tru Hungary Va Tho Nhi Ky Khoi Nato

Vấn đề kết nạp Thụy Điển trở thành thành viên của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã dẫn đến hàng loạt hoạt động ngoại giao sôi nổi và một cuộc thảo luận tại Hoa Kỳ về khả năng xem xét lại tư cách thành viên của Hungary cũng như Thổ Nhĩ Kỳ trong tổ chức.

Nguyên nhân được cho là do hai nước phản đối việc Thụy Điển xin gia nhập NATO, cũng như chính sách "thân Nga" đi ngược lại lợi ích của Liên minh.

Thượng nghị sĩ Mỹ đến từ Idaho, Đại diện Đảng Cộng hòa - ông Jim Rish đã chủ động thảo luận về tình trạng của Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO.

Hai quốc gia này bị cáo buộc đã không thể hiện sự ủng hộ cần thiết đối với đơn xin gia nhập tổ chức của Thụy Điển.

2 My Co The Khai Tru Hungary Va Tho Nhi Ky Khoi Nato

Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary đang chặn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển.

Thông báo này gây thêm áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia mà Mỹ đang cố gắng thuyết phục nhằm làm thay đổi quan điểm về tư cách thành viên NATO của Thụy Điển, thông qua các nỗ lực ngoại giao tích cực và sử dụng đòn bẩy thương mại.

Cụ thể, Mỹ đang đề nghị bán cho Thổ Nhĩ Kỳ máy bay chiến đấu đa năng F-16 nâng cấp thuộc biến thể Block 70 tối tân. Một thỏa thuận như vậy có thể thuyết phục Ankara, do tầm quan trọng của những tiêm kích này đối với việc hiện đại hóa phi đội không quân của đất nước.

Trong khi đó đối với Hungary, Mỹ có thể tác động đến các đồng minh châu Âu trong việc cắt giảm viện trợ kinh tế và quân sự cho Budapest, nếu nước này tiếp tục chính sách bị cho là "thân Nga".

Mặc dù vậy, trong cơ chế hoạt động của NATO không có điều khoản cho phép khai trừ một quốc gia thành viên, bởi vậy nếu thực sự muốn thực hiện ý định trên, Washington sẽ phải vận động sửa đổi điều lệ của tổ chức.

Sao Đỏ (Theo Avia-pro)

Nguồn: giaoducthoidai.vn

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga