Các mạng xã hội Mỹ đã lạm dụng Điều 230 để ép Tổng thống Trump vào thế cô lập như thế nào?

Sau cuộc bạo loạn ở Đồi Capitol hôm 6/1 do những người mượn danh ủng hộ Tổng thống Donald Trump tiến hành nhằm ngăn cản việc công nhận phiếu bầu cho đại diện Tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden, các mạng xã hội lớn của Mỹ đã đóng tài khoản của Tổng thống Mỹ. 

132 1 Duc Phap Chi Ro Tieu Chuan Kep Cua Mang Xa Hoi My

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị chặn các tài khoản trên mạng xã hội.

Điều này trở thành sự kiện gây chú ý đặc biệt khi người dùng mạng xã hội nhận thấy thứ quyền lực mạnh mẽ của các nền tảng này trong luật pháp Mỹ. Gốc rễ vấn đề được cho là xuất phát từ Điều 230 của trong luật về Chuẩn mực Truyền thông của Mỹ.

Điều 230 trong luật về Chuẩn mực Truyền thông của Mỹ bảo vệ các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, YouTube khỏi các vụ kiện về nội dung. Điều này bảo vệ bất kỳ trang web hoặc dịch vụ nào lưu trữ nội dung - như phần bình luận của các trang tin tức, dịch vụ video của Youtube, các dịch vụ mạng xã hội như Facebook, Twitter - khỏi các vụ kiện về nội dung được đăng lên bởi người dùng.

Các mạng xã hội không chịu trách nhiệm về nội dung được đăng bởi người dùng của họ, nhưng có thể thực hiện tác vụ "chặn vì mục đích tốt đẹp", chẳng hạn như xóa nội dung tục tĩu, quấy rối hoặc bạo lực.

Điều 230 được ban hành năm 1996 và là một phần của đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông (Communications Decency Act). Hầu hết nội dung trong luật này đã bị tòa án Mỹ bác bỏ qua nhiều năm vì vi phạm hiến pháp về tự do ngôn luận, nhưng riêng Điều 230 vẫn tồn tại.

Tổng thống Trump và những người ủng hộ cho rằng Điều 230 đã trao cho các công ty Internet quá nhiều sự bảo vệ pháp lý và cho phép họ trốn tránh trách nhiệm về các hành vi của mình. Ông cũng cáo buộc rằng các nội dung đăng lên Facebook, Twitter phải chịu sự kiểm duyệt ngầm nhưng thường bị các công ty này phủ nhận.

Điều 230 thường bị hiểu sai khi nhiều cá nhân, công ty, nghĩ rằng luật yêu cầu phải giữ quan điểm trung lập trong chính trị, đặc biệt các chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống. Tuy nhiên, thực tế luật chỉ quy định các công ty này giữ quyền tự do ngôn luận của người dùng thay vì nỗ lực thể hiện quan điểm chính trị trung lập. 

Trong xung đột gần nhất giữa Twitter và Trump, Tổng thống Mỹ cáo buộc mạng xã hội này kiểm duyệt thông tin cũng như "bịt miệng" những tiếng nói bảo thủ khi dán nhãn các dòng tweet của ông là "không có căn cứ" và thêm vào những biểu tượng dấu chấm than màu xanh nhạt cảnh báo.

Trong khi đó, Twitter cho rằng họ chỉ lo lắng thông tin của Trump có thể gây hiểu nhầm về cách thức bầu cử. 

Cho tới gần đây nhất, khi ông Trump đăng tải trạng thái về cuộc biểu tình trước tòa nhà Quốc hội Mỹ, Twitter một lần nữa tự cho phép họ được quyền xóa bài đăng và chặn cả tài khoản của người dùng, trong trường hợp này là Tổng thống Mỹ.

Với thứ quyền lực mạnh mẽ mà các mạng xã hội Mỹ đang có, ông Trump thường xuyên cáo buộc các mạng truyền thông xã hội bóp nghẹt hoặc kiểm duyệt những tiếng nói bảo thủ.

Những ngày gần đây, khi ông Trump bị cấm tài khoản vĩnh viễn trên các mạng xã hội Twitter và Facebook, Đức và Pháp đã phản đối đifều này.

Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 11/1 cho rằng việc thiết lập các nguyên tắc quản lý về tự do ngôn luận phải là công việc của các nghị sĩ chứ không phải quyền của các hãng công nghệ tư nhân như Facebook hay Twitter.

Đồng tình với quan điểm của bà Merkel, ông Clement Beaune, bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Chính phủ Pháp, cho biết ông "sốc" khi thấy các công ty tư nhân đưa ra một quy định quan trọng như vậy.

"Điều này nên do các công dân quy định chứ không phải các CEO", ông Clement Beaune bình luận với kênh truyền hình Bloomberg TV.

Hải Lâm 

Nguồn: datviet.trithuccuocsong.vn

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga