Chính phủ Cộng hòa Síp sẽ xem xét tước quốc tịch của 7 người và xem xét lại hàng nghìn trường hợp thuộc chương trình "hộ chiếu vàng" hay đầu tư để đổi lấy hộ chiếu.

132 1 Cong Hoa Sip Se Tuoc Ho Chieu Vang Cua 7 Nguoi

ĐBQH Việt Nam Phạm Phú Quốc là một trong số những người bị rò rỉ thông tin mua hộ chiếu vàng Cyprus

Động thái này diễn ra hai tuần sau khi Al Jazeera công bố điều tra mang tên The Cyprus Papers, một kho tài liệu bị rò rỉ cho thấy nước này đã bán hộ chiếu cho những tên tội phạm bị kết án, những kẻ trốn tránh pháp luật và những người được coi là có nguy cơ tham nhũng cao.

Tổng thống Nicos Anastasiades nói với hãng tin AFP hôm thứ Sáu 4/9/2020 rằng một ủy ban đặc biệt trước đó đã bắt đầu điều tra 30 người đã mua hộ chiếu để xem có "vi phạm tiêu chí nào của chúng tôi" hay không.

"Có vẻ như bảy trong số 30 người này sẽ bị tước quyền công dân Cyprus," ông Anastasiades nói mà không tiết lộ danh tính của họ.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu đây có phải là động thái mới của các cơ quan chức năng Cyprus hay là sự lặp lại những gì đã được công bố.

132 2 Cong Hoa Sip Se Tuoc Ho Chieu Vang Cua 7 Nguoi

Tổng thống Cộng hòa Síp Nicos Anastasiades (Ảnh: AFP)

Vào cuối năm 2019, chính phủ Síp cho biết 30 người đang bị điều tra và phải đối mặt với việc bị tước quyền công dân.

Tên của 9 nhà đầu tư và 16 người thân đã được tiết lộ trong các báo cáo - 5 người còn lại không được nêu tên - nhưng không có cái tên nào nằm trong số những cái tên được đăng trên The Cyprus Papers.

Vào tháng 5/2019, Bộ Nội vụ Cyprus nói với Al Jazeera rằng họ đã "bắt đầu các thủ tục tước quyền" đối với 11 nhà đầu tư và người thân của họ. Có nghĩa là thông báo của chính phủ Cyprus hôm 4/9/2020 về việc chỉ có bảy cá nhân bị tước hộ chiếu cho thấy họ đang hành động ít hơn so với cam kết ban đầu.

Cũng không rõ liệu có ai trong số những người có tên trong The Cyprus Papers nằm trong số ít bị mất "hộ chiếu vàng" hay họ là những người có liên quan đến các báo cáo trước đó.

Ngoài ra, chính phủ Síp cũng xem xét lại 4.000 trường hợp đã được cấp hộ chiếu thông qua chương trình đổi đầu tư lấy hộ chiếu nước này. Tuy nhiên, Tổng thống Anastasiades tin rằng số trường hợp sai phạm sẽ không đáng kể bởi các quy tắc về cấp hộ chiếu của Síp đã được thắt chặt và giám sát chặt chẽ, phù hợp với các chính sách của EU.

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi hãng tin Aljazeera công bố "Hồ sơ Síp" cho thấy hơn 1.400 đơn xin cấp hộ chiếu, trong đó có tên của 2.544 người, những người từng nhận hộ chiếu Síp kể từ cuối năm 2017 đến cuối năm 2019. Để xin hộ chiếu Síp, đương đơn phải đầu tư ít nhất 2,5 triệu USD vào đảo quốc này, hầu hết là vào lĩnh vực bất động sản.

Kể từ khi Síp bắt đầu thực hiện chương trình đầu tư đổi lấy hộ chiếu (CIP), Liên minh châu Âu đã chỉ trích mạnh mẽ cơ chế này, cho rằng nó có thể là cửa sau để vào phần còn lại của châu Âu. Sau cuộc điều tra của Al Jazeera, nhiều người đã lên tiếng kêu gọi thay đổi chương trình đầu tư lấy hộ chiếu mà Síp và các quốc gia thành viên EU khác đang áp dụng.

Tuy nhiên, hiện chưa rõ tuyên bố mới của chính phủ Síp có phải là động thái nhằm cải tổ chương trình CIP sau những chỉ trích gần đây hay không.

Trước đó, cuối năm 2019, chính phủ Síp cũng nói rằng đang điều tra 30 cá nhân liên quan đến chương trình này và có thể tước hộ chiếu của họ nếu phát hiện sai phạm. Danh tính của 9 nhà đầu tư và 16 người thân đã được tiết lộ trong các tin tức truyền thông, 5 người còn lại không được tiết lộ, song không người nào trong số những người này có tên trong “Hồ sơ Síp”.

Minh Phương

Theo Aljazeera

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga