Ông Klaus Segbers, giáo sư khoa học chính trị và quan hệ quốc tế tại Viện Otto Zuhr, Đại học Berlin liệt kê 6 quan niệm sai trong quan hệ với Nga.

Theo ông Segbers, phương Tây nên đối thoại rõ ràng và cứng rắn với Moskva vì thực tế là trong suốt một phần tư thế kỷ đã tồn tại quá nhiều quan điểm sai lầm.

Quan niệm sai lầm đầu tiên là Nga đôi khi được xem như một thành viên đặc biệt nhưng quan trọng của cộng đồng quốc tế, dẫn tới những bước đi không thỏa đáng.

Ví dụ Nga tự coi mình là đặc biệt khi cho phép "sáp nhập lãnh thổ Ukraine, tổ chức sử dụng doping trong thể thao ở cấp nhà nước, can thiệp vào các cuộc bầu cử ở phương Tây, vi phạm thỏa thuận về kiểm soát vũ khí tấn công"...

Thứ hai, sau gì diễn ra trong Thế chiến thứ hai, người Đức không có quyền chỉ trích Nga, chuyên gia Segbers thừa nhận rằng Đệ tam Đế chế đã mang lại đau khổ to lớn cho các dân tộc trên hành tinh.

132 1 Chuyen Gia Duc Phuong Tay Khong Phai Nhun Nhuong Truoc Nga

Phương Tây được cho là đang có cách tiếp cận sai với Nga

Thứ ba, ngày nay Moskva chỉ phản ứng lại sự kiêu ngạo của phương Tây và sự thiếu tôn trọng đối với chính họ sau khi Liên Xô sụp đổ.

Ông Segbers khẳng định những năm 1990 rất khó khăn đối với nước Nga. Nhưng tin rằng những rắc rối của người dân không liên quan đến "liệu pháp sốc" do phương Tây áp đặt, mà với "nền kinh tế Liên Xô được hoạch định sai lầm và việc loại bỏ các nhà cải cách khỏi quyền lực".

Như một ví dụ tích cực, ông Segbers nêu trường hợp các nước Baltic, Ba Lan và Cộng hòa Séc, nơi "việc thay đổi hệ thống được thực hiện một cách có ý nghĩa và nhất quán".

Thứ tư, ngày nay chúng ta đang trải qua Chiến tranh Lạnh lần thứ hai, có thể và phải được quản lý giống như lần thứ nhất (1949 - 1989).

Chuyên gia Segbers nhấn mạnh rằng không thể nói về bất kỳ cuộc Chiến tranh Lạnh mới nào. Cấu trúc lưỡng cực của thế giới đã không còn tồn tại. Bây giờ không có sự phân chia thành các khối phía Đông và phía Tây, cũng như các hiện tượng liên quan khác.

Tại thời điểm này, như vị chuyên gia nghĩ, "có sự phân hóa ngày càng tăng của thế giới, toàn cầu hóa không được quản lý đầy đủ, nhiều câu chuyện và cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tự do".

132 2 Chuyen Gia Duc Phuong Tay Khong Phai Nhun Nhuong Truoc Nga
Liệu có sự thay đổi lớn trong quan hệ giữa Nga và phương Tây?

Thứ năm, cần phải giao tiếp với những "nhà lãnh đạo lâu năm", vì các cuộc tiếp xúc và đàm phán dẫn đến những thay đổi theo thời gian.

Ông Segbers nhớ lại rằng vào những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, chính trị “Thay đổi thông qua quan hệ hợp tác” đã phù hợp và thành công.

Nhưng bây giờ nó chỉ đơn giản là vô dụng, không có hy vọng rằng điều này sẽ dẫn đến những thay đổi ở nước Nga hiện tại, bởi vì điều đó đã được chứng minh bằng thực nghiệm.

Thứ sáu, cần trao đổi với Nga để đạt được sự cân bằng lợi ích trung thực với những người ra quyết định ở đó. Ông Segbers chỉ ra rằng không cần thiết và liên tục nói về điều gì đó với Nga.

Giao tiếp chỉ có ý nghĩa khi các tiêu chuẩn hành vi tối thiểu được đáp ứng và ít nhất có sự quan tâm trùng lặp một phần trong việc ra quyết định chung. Nhưng khi các bên có các ưu tiên hoàn toàn khác nhau thì không cần phải thực hiện “giao tiếp khiếm khuyết như vậy”.

Chiến lược hạn chế liên lạc là hệ quả của việc các bên có tầm nhìn quá khác nhau về nhiều vấn đề. Do đó, bạn cần nói chuyện trên cơ sở định nghĩa thực tế về vị trí.

"Giao tiếp với nước Nga hiện tại phải được xây dựng theo một cách mới - không có sự lãng mạn lịch sử và tự lừa dối, có chủ ý, rõ ràng, với những cuộc trò chuyện đầy tính toán và sự cứng rắn cần thiết", ông Segbers tóm tắt và đưa ra đề nghị Đức từ bỏ dự án đường ống khí đốt North Stream 2.

Chí Linh

 

Nguồn: Báo ĐẤT VIỆT

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga