Cố vấn Tổng thống Ukraine Mykhailo Podoliak đã nêu cách chấm dứt cuộc xung đột với Nga hiện nay, một trong số đó là Moscow phải trao trả những vùng đất sáp nhập của nước này và triệt thoái quân.

1 Ca Nga Va Ukraine Deu Cung Ran Khi Neu Dieu Kien Dam Phan Cham Dut Xung Dot

"Chỉ có một cách để kết thúc cuộc chiến này là Nga bị đánh bại về quân sự và phải triệt thoái quân; các vùng lãnh thổ sáp nhập được trả về Ukraine; xét xử tội phạm chiến tranh", ông Mykhailo Podoliak, cố vấn của Tổng thống Ukraine, viết trên Twitter hôm 27/8.

Theo ông Podoliak, việc giành được chiến thắng đòi hỏi phải có quyết tâm cũng như các loại vũ khí, và mọi "thỏa hiệp" với Nga "sẽ để lại hậu quả thảm khốc".

2 Ca Nga Va Ukraine Deu Cung Ran Khi Neu Dieu Kien Dam Phan Cham Dut Xung Dot

Cùng ngày, ông Leonid Slutsky, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nga, cho biết Moscow sẵn sàng thảo luận phương án đàm phán với Ukraine, nếu lực lượng Ukraine chấp thuận đầu hàng.

Ở một diễn biến liên quan, Điện Kremlin cho rằng Nga cần đàm phán với Mỹ về vấn đề Ukraine, bởi Kiev "hành động theo lệnh của Washington".

"Rõ ràng là Washington có quyền quyết định trong vấn đề này. Đàm phán với Kiev sẽ không giải quyết được điều gì", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói trên kênh truyền hình Rossiya-1 hôm 30/10.

Ông Peskov cho biết về mặt lý thuyết, Nga có thể đạt bất kỳ thỏa thuận nào với Tổng thống Volodymyr Zelensky, lãnh đạo hợp pháp của Ukraine.

Tuy nhiên, phát ngôn viên Điện Kremlin nói thêm những thỏa thuận với Tổng thống Zelensky "không có ý nghĩa gì và có thể bị hủy bỏ ngay lập tức khi có sự can thiệp từ bên ngoài".

"Vì vậy, thảo luận với bên bảo trợ cho họ là điều cần thiết", ông Peskov nói thêm. Mỹ và Ukraine chưa bình luận về tuyên bố của ông Peskov.

Các cuộc đàm phán Nga - Ukraine đình trệ từ hồi tháng ba và cả hai bên đều đổ lỗi cho đối phương là nguyên nhân không thể tiếp tục thảo luận.

Sau khi Nga tuyên bố sáp nhập 4 tỉnh Ukraine hồi tháng 10/2022, Tổng thống Zelensky đã ký sắc lệnh không đàm phán với Tổng thống Putin, nhưng để ngỏ khả năng đàm phán với "tổng thống khác của Nga".

Mỹ và các đồng minh châu Âu nhiều lần tuyên bố chỉ có Ukraine là bên quyết định sẽ đàm phán với Nga vào thời điểm nào và theo điều khoản nào.

Nga tuyên bố chỉ chấm dứt chiến dịch quân sự khi Kiev đáp ứng các điều kiện mà Moscow đưa ra gồm cam kết trung lập vĩnh viễn, công nhận bán đảo Crimea thuộc Nga, công nhận độc lập cho vùng Donbass - nơi có hai vùng lãnh thổ ly khai Donetsk và Lugansk

Trong khi đó, giới chức Ukraine nhiều lần khẳng định không bao giờ nhượng bộ lãnh thổ.

Trong bài phát biểu trực tuyến vào tối 7/8, Tổng thống Zelensky cho biết Ukraine vẫn giữ lập trường không nhượng bộ lãnh thổ cho Nga.

Xung đột tại Ukraine thay đổi rõ nét từ hồi tháng 9/2022, khi Kiev tuyên bố mở chiến dịch phản công nhằm tái chiếm những vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát.

Căng thẳng tiếp tục dâng cao hồi tháng 10/2022, khi Nga tung đòn tập kích dồn dập vào Kiev và các thành phố khác tại Ukraine.

Quân đội Ukraine gần đây đã chuyển sang sử dụng chiến thuật mới như tấn công tầm xa, đột kích vào mục tiêu nằm sâu sau chiến tuyến của Nga.

Ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine, cho biết mục đích của chiến thuật này là "tạo sự hỗn loạn trong nội bộ lực lượng Nga".

Theo giới chuyên gia, cách làm này có thể làm giảm hiệu quả tác chiến của Moscow, nhưng khó làm lực lượng Nga sụp đổ hay tự nguyện trao trả Kherson như Kiev hy vọng.

Nguồn: Báo An Ninh Thủ Đô

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga