Tuyến đường sắt xuyên Siberia là hành trình độc đáo tại Nga, nắm giữ nhiều kỷ lục Guinness về các hạng mục như: Tổng chiều dài, số lượng các nhà ga và thời gian hoàn thành.

 

426 Content 1 5
Tuyến đường sắt xuyên Siberia ven biển

 

Nắm giữ kỷ lục về chiều dài, tuyến đường sắt xuyên Siberia có điểm khởi hành là từ thành phố St.Petersburg và điểm kết thúc là Vladivostok nằm gần đường biên giới giữa Nga – Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Hành trình này nối liền giữa khu vực châu Âu với khu vực các tỉnh miền Viễn Đông của Nga với chiều dài ước tính khoảng 10.0000 km.
Công trình vĩ đại này đi vào hoạt động từ hơn 100 năm trước, vào ngày 14/07/1903, từ đó cho đến nay tuyến đường sắt vẫn được lấy tên là Con đường Siberia.

Thời điểm ban đầu, tuyến đường này bị ngắt một khoảng cách đáng kể tại khu vực Baikal. Để di chuyển qua đây, người ta đã vận chuyển các toa tàu lên hai chiếc phà khổng lồ được chế tạo tại Anh. Với những hành khách du lịch Nga trên tàu thì đây là một trải nghiệm tuyệt vời, tuy nhiên đối với các nhà vận tải thì việc này mất nhiều chi phí và kém hiệu quả. Để cải thiện tình trạng này và tiết kiệm hơn, người ta đã xây dựng một tuyến đường sắt men theo bờ hồ Baikal.

 

426 Content 1 6
Tuyến đường sắt xuyên Siberia mùa đông

 

Một trong 3 kỷ lục về tuyến đường sắt xuyên Siberi là thời gian hoàn thành. Công trình này được xây dựng trong vòng 12 năm, bắt đầu khởi công từ năm 1891. Giáo sư Anatoly Vasiliev của Đại học đường sắt quốc gia Moscow nói: “Những chiếc cầu bắc qua các con sông lớn – Obi, Yenisei, Amur – ngay cả đối với thời đại chúng ta cũng là chuẩn mực kỹ thuật. Nhưng ngoài cầu, đường hầm, nhà ga… còn có các tổ hợp chung cư, bệnh viện, trường học. Về mặt tâm linh đã có những ngôi đền và nhà thờ được xây dựng trên toàn bộ tuyến đường sắt xuyên Siberia. Việc xây dựng tuyến đường sắt xuyên Siberia đã mở ra một kỷ nguyên mới, một cuộc sống mới”.

Hiện tại, những chuyến tàu vẫn thường xuyên hoạt động, vận chuyển hàng hóa và hành khách qua lại với tổng thời thời gian khoảng 6 ngày, đi qua 87 thành phố. Một số tuyến đường sắt cũng được phát triển từ đây, trở thành những nhánh kết nối với các nước nằm ở khu vực phía Tây châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc và Mông Cổ.

Theo motthoangnuocnga.com

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga