Kaliningrad – trước đây là thành phố Kenigsberg thuộc Phổ, do các hiệp sĩ Tevtonski lập nên. Thoạt đầu, cơ sở của điểm dân cư này là một tòa lâu đài được xây năm 1255. Tiếp sau đó là sự phát triển kinh điển của một thành phố Đức.

Dân cư trong thành phố xây dựng các thị trường chứng khoán, nhà máy, tàu thủy và xe lửa. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thành phố đổ nát này trở thành Kaliningrad — tỉnh lỵ cực Tây của Nga, giáp Ba Lan và Litva.

Hiện nay, chứng tích một thời còn lại là 6 cửa ô xây bằng gạch ở các hướng vào thành phố. Xưa kia, đó là một phần thành lũy bảo vệ, bao quanh thành phố thành một vành đai chắc chắn. Hiện nay các cửa ô này vẫn hoạt động, xe cộ, tàu điện vẫn chạy qua. Một tòa nhà cổ khác là nhà thờ tưởng niệm hoàng hậu Luyza, với chỏm tháp màu xanh ngọc tựa vào trời cao.

Thành phố Kaliningrad, Nga giờ ra sao? - 0

Đi theo con đường trong công viên trung tâm, có thể ra đến thị trường chứng khoán – một ngôi nhà bốn tầng phong cách Phục hưng, nằm cheo leo bên bờ sông như ở Venise. Để ngôi nhà không bị trôi đi, người ta đã gia cố 2000 chiếc cọc bằng gỗ thông Xibiri.

Nhà thờ Kant nằm trên hòn đảo mang tên ông, mộ và tượng đài nhà triết học cũng ở đảo này. Từ nam 1333, ngôi nhà thờ bằng gạch kiên cường tồn tại qua nhiều trận giao tranh to nhỏ giữa các hiệp sĩ. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, bị trúng bom của quân Anh, tòa nhà với những bức tường ám khói đen tồn tại cho đến 1990, sau đó mới được sửa chữa. Trên đảo Kant có chiếc cầu bằng đồng tấm, xây năm 1542, có thời là cầu hiện đại nhất châu Âu. Còn chiếc cầu gỗ thì được nhắc đến từ năm 1404.

Trong một tòa tháp cổ thế kỉ 19 có bảo tàng hổ phách. Trữ lượng hổ phách ở đây lớn nhất thế giới. Trong số các hiện vật có tảng hổ phách lớn đến 4 kg, được chạm trổ thành hình người, hình thú vật rất đẹp.

Cách thành phố khoảng nửa giờ đi xe có mũi đất hình dao găm 98 km đâm thẳng ra biển, khu sinh thái với những cồn cát, những con đường nhỏ dưới rặng thông, dẫn ra biển ngút tầm mắt.

Ở đây, trên bờ biển có những cánh rừng ‘nhảy múa’với những cây thông khổng lồ uốn lượn như đám người khiêu vũ. Vô số loài chim chóc sống trong những cánh rừng đó.

Còn trong làng Ngư phủ có trạm nghiên cứu điểu học lớn nhất thế giới. Đây là trạm dừng chân của hơn 300 loài chim, trước khi chúng di cư đến châu Phi, nước Pháp và những miền đất ấm áp.

Nguồn: bamboo.travel

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga