Một đám cưới “đường hoàng” không thể thiếu tiệc cưới, những lời chúc mừng của họ hàng, những bài hát theo tập quán và mọi nghi lễ khác.

Mai mỗi

Người mối lái sẽ nói về tính cách của chú rể tương lai, còn bố mẹ cô gái sẽ hỏi về anh ta những vấn đề quan trọng khác nhau, để chắc chắn rằng con gái họ sẽ có được một cuộc sống bình yên, hạnh phúc trong tương lai, như : “ Anh ta sống ở đâu ? Anh ta làm công việc gì ?..”

132 1 Nhung Net Doc Dao Trong Nghi Le Cuoi Truyen Thong O Nga

Lễ dạm ngõ hay xem mặt

Sau buổi gặp gỡ, nói chuyện với “ ông mai, bà mối ”, đối với cả người Nga lẫn người Việt, hai bên gia đình sẽ tổ chức buổi gặp gỡ, nói chuyện với con dâu, con rể tương lai của mình. Đây là buổi để gia đình hai bên kiểm chứng lại những gì mà người mối lái nói, và cũng là cơ hội cho cặp uyên ương tương lai xem mặt nhau.

Lễ ăn hỏi – Đính hôn

Trong ngày lễ này thường mời đến nhà những người bạn bè, họ hàng thân thiết, gần gũi nhất. Người Nga sẽ đãi khách bánh mỳ đen với muối, những hình ảnh đặc trưng gắn liền với người Nga từ xưa, để tỏ lòng hiếu khách.

Chuẩn bị cho lễ cưới

– Thời gian : Với những người theo đạo, người ta không tổ chức lễ cưới trong tuần lễ mùa đông. Người Nga cũng tránh tổ chức lễ cưới vào tháng 5 để tránh khổ cực cuộc sống sau này. Nếu cưới vào muà đông, lễ cưới sẽ bắt đầu từ ngày Giáng Sinh tới trước tuần lễ tiễn mùa đông. Với những người bạn Nga, đây là thời gian tổ chức đám cưới tốt nhất trong năm.

– Trang phục: Trong những huyền thoại của một thời cổ xưa thì lễ cưới tượng trưng cho cuộc hôn phối nhà Trời của Mặt Trăng và Mặt Trời . Để ghi nhớ sự tôn vinh Mặt Trời các cô dâu Nga trang điểm y phục của mình bằng những dải màu đỏ . Ngoài ra màu đỏ được coi là màu sắc của pháp thuật thanh tẩy, nó bảo vệ cô dâu khỏi mọi điềm gở và bùa phép ma thuật. Hơn nữa, theo tín ngưỡng cổ xưa trước Thiên Chúa, các cô dâu người Slavơ đội lên đầu một vòng hoa tượng trưng cho sự phì nhiêu , giàu có và cho vòng Mặt Trời.

– Nhẫn cưới: Tục lệ trao đổi nhẫn cưới cũng xuất hiện trước khi Thiên Chúa Giáo ra đời rất lâu. Người Việt xưa kia hay bây giờ, cũng vẫn luôn trao cho người bạn đời của mình biểu tượng của hôn nhân – chiếc nhẫn vàng vào ngón tay. Còn những người theo đạo chính thống ở Nga thường tôn vinh những chiếc nhẫn “ba ngôi”, biểu trưng cho sự trung thực, lòng trung thành và cả sự lãng mạn trong tình yêu.

Lễ cưới

132 2 Nhung Net Doc Dao Trong Nghi Le Cuoi Truyen Thong O Nga

Cặp vợ chồng trẻ với ý nghĩa họ “đã là một” nên ăn chung thìa dĩa, uống chung cốc chén. Khi uống rượu họ cũng dùng chung một li cho hai người. Ở những gia đình giàu có, sau mỗi món ăn, thực khách nhất định được rót rượu bia thoải mái.

Ngày thứ hai của lễ cưới gọi là ngày “cỗ lớn”. Buổi trưa người ta lại dọn đai tiệc như hôm trước, việc trao đổi quà cáp diễn ra xung quanh bàn cỗ lớn. Tổng số quà là một số lẻ được coi là may mắn.

Ngày cưới thứ ba của lễ cưới gọi là ngày “cỗ bánh”. Đó là ngày mà ai còn muốn tiếp tục quan hệ bạn bè với cặp vợ chồng mới thì đến. Cô vợ trẻ phải tự làm thức ăn đãi khách, món ăn chủ yếu là bánh trái.

Tục lệ làm lễ cưới tại nhà thờ trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên theo luật pháp nó chỉ có thể được tiến hành sau khi đã làm đăng ký kết hôn tại cơ quan chính quyền là phòng hộ tịch. Khi đứng làm phép cưới, cô dâu chú rể xin thề sẽ luôn chung thủy lúc hoạn nạn cũng như lúc sung sướng. Người ta cho rằng, sau đó đôi vợ chồng nhận thức sâu sắc hơn sự phụ thuộc vào nhau và sẽ sống với nhau trong một thời gian dài vì nói chung đạo chính thống không cho phép ly hôn.

 

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga