Khi các khách du lịch đang đợi tàu điện ngầm, họ thường ngạc nhiên trước vẻ hùng vĩ bên trong ga tàu điện ngầm Matxcơva. Nó có thực sự được xây dựng vào những năm 1930?

1 Bi Mat Ve Ga Tau Dien Ngam O Matxcova

Bước vào ga tàu điện ngầm trung tâm Matxcơva giống như bước vào một cung điện nguy nga, với những cột đá hoa cương cao lớn, những mái vòm hùng vĩ, những bức bích họa và phù điêu tinh xảo… Ánh đèn dịu nhẹ chiếu sáng những cột đá hoa cương, khiến người ta có cảm giác như đang bước vào một cung điện nghệ thuật lộng lẫy. 

Theo giới thiệu trên trang web chính thức, Tuyến tàu điện ngầm Matxcơva (Moscow Metro) được xây dựng vào tháng 11 năm 1931. Tuyến tàu điện ngầm đầu tiên được khai trương vào ngày 15 tháng 5 năm 1935 và chính thức đi vào hoạt động, với tổng chiều dài là 11,2 km. 

Nói cách khác, chỉ mất 4 năm để xây dựng một hệ thống tàu điện ngầm khổng lồ và mỹ lệ dưới lòng đất ở Matxcơva. Đây là điều khó tin.

2 Bi Mat Ve Ga Tau Dien Ngam O Matxcova

Ga tàu điện ngầm ở Matxcơva. (Ảnh pixabay)

Nhìn lại bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, nước Nga vừa kết thúc cuộc nội chiến (năm 1918-1922). Cuộc nội chiến này đã giáng một đòn chí mạng vào nền kinh tế Nga, phá hủy nền nông nghiệp và công nghiệp trong nước lúc bấy giờ, các xí nghiệp và nhà máy bị bỏ không trên quy mô lớn, mức độ sản xuất công nghiệp giảm xuống 5 lần so với năm 1913. Do thiếu các chuyên gia có kinh nghiệm về kỹ thuật và công trình, nhiều dự án xây dựng ở Nga bị chậm tiến độ, phát triển kinh tế và công nghiệp cực kỳ chậm chạp.

Hiện nay, dùng 4 năm để đào một đường hầm tàu ​​điện ngầm dài 11,2 km có thể nói là điều rất dễ dàng. Nhưng nếu so sánh các dữ liệu liên quan, chúng ta có thể thấy vào những năm 1930 thì đó là điều không thể. 

Máy khoan hầm toàn tiết diện (Tunnel boring machine) đầu tiên trong lịch sử ra đời vào năm 1853 và được thiết kế bởi Charles Wilson. Lần đầu tiên, chiếc máy này được sử dụng khi khoan Đường hầm Hoosac ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, máy khoan chỉ đào được khoảng 3 mét thì bị hỏng, sau đó chỉ có thể tiếp tục đào bằng cách khoan nổ thủ công truyền thống. Dự án này kéo dài 24 năm từ năm 1851 đến 1875 mới hoàn thành, tổng chiều dài của đường hầm chỉ có 7,64 km.

3 Bi Mat Ve Ga Tau Dien Ngam O Matxcova

Máy khoan hầm toàn tiết diện (Tunnel boring machine). (Miền công cộng)

Gần một trăm năm sau đó, năm 1952, máy khoan hầm toàn tiết diện mới thực sự được chế tạo thành công và bắt đầu được đưa vào sử dụng.

Một cỗ máy khổng lồ có kết cấu phức tạp như vậy, không một nhà máy nào ở Nga lúc bấy giờ có thể sản xuất ra được, cũng không có khả năng lắp ráp nó. Theo năng lực sản xuất thời đó, một cỗ máy như vậy hoàn toàn không thể tồn tại. Tuy nhiên, hệ thống tàu điện ngầm khổng lồ đã xuất hiện ở Matxcơva chỉ trong vòng 4 năm, sự việc khiến dư luận không khỏi nghi ngờ.

Khi mọi người hỏi: Làm thế nào xây dựng được tuyến tàu điện ngầm lớn nhất thế giới chỉ với cuốc và xẻng? Tại sao đột nhiên có nhiều công trình dưới lòng đất được lát đá cẩm thạch như vậy? Câu trả lời của chính quyền Liên Xô là: “Vì không có đủ năng lực sản xuất nên chúng tôi chỉ có thể sử dụng đá cẩm thạch”. 

Người ta lại đặt câu hỏi: Số lượng đá cẩm thạch lớn như vậy lấy từ đâu ra?

Kể từ khi được xây dựng, những bí ẩn về tuyến tàu điện ngầm Matxcơva luôn là thắc mắc chưa có lời giải đáp đối với con người hiện đại.

4 Bi Mat Ve Ga Tau Dien Ngam O Matxcova

Ga Taganskaya trên tuyến Koltsevaya của Tuyến tàu điện ngầm Matxcơva ở Nga, ảnh chụp tháng 8 năm 1959. (J. Russell Gilman/Archive Photos/Getty Images)

Cái tên Matxcơva chính thức xuất hiện vào năm 1147. Về mặt khảo cổ, vào thời kỳ đồ đồng 3.000 năm trước Công nguyên, ở Matxcơva đã xuất hiện nền văn hóa Fatyanovo-Balanovo. Mặc dù trước đó từ lâu đã có người sinh sống ở vùng đất này nhưng đến năm 1478 nó mới chính thức trở thành thủ đô của Nga. Sau khi Đại công tước Ivan III thống nhất một số quốc gia xung quanh Matxcơva, ông đã xác lập địa vị thủ đô của Matxcơva.

Matxcơva đã bị kẻ thù nước ngoài xâm lược nhiều lần trong suốt thời gian tồn tại chính thức gần một nghìn năm qua. Theo thống kê, nó đã bị lửa thiêu rụi hơn 100 lần. Nhưng nó không hề bị phá hủy, mà trải qua nhiều lần phục dựng và tiếp bước đến ngày nay. Cũng vì được xây lại nhiều lần nên lòng đất Matxcơva ẩn chứa rất nhiều bí mật. Nó đã trở thành chủ đề được mọi người quan tâm bàn tán sau những bữa trà dư tửu hậu.

Trong truyền thuyết đô thị về Matxcơva, có những lối đi bí mật dưới lòng đất của hoàng gia ở trung tâm Matxcơva. Người ta kể rằng đó là một lối đi bí mật được xây dựng để bảo vệ kho bạc và các nguyên thủ quốc gia. Lối đi bí mật của hoàng gia kéo dài hàng chục km và có kết cấu tầng nhiều lớp theo hướng dọc để bảo vệ an toàn cho các thành viên hoàng gia trong thời kỳ đặc biệt, để cất giữ kho báu của cung điện, hoặc được sử dụng làm địa điểm cho các cuộc họp bí mật.

Năm 1838, Điện Kremlin ở Matxcơva bắt đầu được khởi công xây dựng. Các công nhân đã đào móng và tìm thấy một nhà thờ hoàn chỉnh nằm dưới lòng đất với nhiều lối đi và hành lang bí mật. Rốt cuộc là khi nào và ai đã vùi lấp một nhà thờ hoàn chỉnh xuống lòng đất? Các công nhân xây dựng không phải là nhà khảo cổ học, họ không quan tâm đến việc này. Sau khi phát hiện ra lối đi bí mật dưới lòng đất, họ lại lặng lẽ vùi lấp nó.

5 Bi Mat Ve Ga Tau Dien Ngam O Matxcova

Lối đi trong ga tàu điện ngầm Matxcơva. (Wikipedia)

Có một tu viện cổ hoàn chỉnh nằm dưới tu viện Khram Varvary ở Matxcơva, toàn bộ được làm bằng đá trắng. Từng có nhiều người đặt câu hỏi tại sao tu viện cổ lại bị chôn vùi dưới lòng đất? Các nhà sử học cho rằng, ban đầu nó được xây như vậy dưới lòng đất, và nói rằng nó được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư người Ý Aristotele Fioravanti vào thế kỷ 15.

Vậy tại sao lại xây dựng một tu viện hoàn chỉnh dưới lòng đất vào thế kỷ 15, hơn nữa toàn bộ lại bằng đá trắng? Và tại sao lại xây dựng một tòa kiến trúc hoàn toàn mới với kết cấu hoàn toàn khác trên đó vào thế kỷ 18? Câu trả lời nhiều đến mức hỗn loạn. Người ta suy đoán rằng, tu viện cổ kia không phải được xây dựng dưới lòng đất, mà ban đầu nó nằm trên mặt đất.

Thành phố Matxcơva đã nhiều lần gặp đại hỏa hoạn, và trong quá trình xây dựng lại, nhiều công trình kiến ​​trúc cổ đã bị chôn vùi. Những công trình kiến ​​trúc cổ xưa đó đều ẩn danh, bị chôn vùi dưới lòng đất cùng với đường phố, cầu cống và ngõ ngách. Vào thế kỷ 19, nhiều đường phố, hành lang, đại sảnh rộng rãi, tường bao, phòng cất giữ bí mật đã được phát hiện ở dưới lòng đất Matxcơva... Cho đến nay, có những căn phòng bí mật nằm sâu dưới một số tòa nhà cổ kính, nhưng chính quyền không cho phép người dân tiếp cận và đi vào, người dân cũng bị cấm đào vào.

Theo nghiên cứu của các học giả, vì dưới lòng đất ở Matxcơva vốn đã có các lối đi và đại sảnh nên khi thành phố này xây dựng tuyến tàu điện ngầm vào những năm 1930, các công nhân xây dựng chỉ cần dọn những mảnh vụn và rác ở các lối đi, đồng thời phá bỏ các cổng vòm bị đóng kín để mở thông các con đường. Nhờ đó mà Matxcơva chỉ mất 4 năm để mở một tuyến tàu điện ngầm dài 11,2 km.

Điều thú vị là, 50 năm sau, vào năm 1980, thành phố Yekaterinburg của Nga cũng khởi công xây dựng tuyến tàu điện ngầm. Khi này, công nghệ đào đường hầm ngày một hoàn thiện và tiên tiến hơn nhiều so với những năm 1930. Nhưng kết quả là, từ khi khởi công vào năm 1980 đến khi mở nhà ga đầu tiên vào năm 1991, mất tới 11 năm mà chỉ xây dựng được 2,8 km. Sau đó lại tiếp tục 40 năm xây dựng nhưng cũng chỉ đào được một nửa tổng chiều dài (12,7 km) của đường hầm.

Do đó, việc Đảng Cộng sản Liên Xô tuyên truyền rằng họ chỉ mất 4 năm là xây dựng xong tuyến tàu điện ngầm Matxcơva đã bị thế giới bên ngoài nghi là lời dối trá.

Từ góc độ công nghệ có thể thấy, những thiết kế phức tạp trong nhà ga tàu điện ngầm trung tâm nhất và lâu đời nhất ở Matxcơva dường như đã được tính toán kỹ lưỡng ngay từ đầu. Trong đó là những cột đá cẩm thạch hùng vĩ, những trần nhà khổng lồ, những mái vòm và bức tượng tuyệt đẹp, tất cả đều trông gọn gàng, chuẩn xác và hoàn hảo dưới ánh đèn chiếu hắt, bao gồm cả hệ thống thông gió hoàn hảo để giữ cho không khí trong lành lưu thông.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một số sự thật thú vị về lối vào của các ga tàu điện ngầm mở cửa hồi những năm 1930. Trước đây chúng đều là tu viện hoặc nhà thờ. Vì vậy, người ta suy đoán rằng các tu viện trước đây sẽ xây dựng những căn hầm rộng rãi dưới lòng đất, để trong trường hợp thiên tai nhân họa như chiến tranh, đói kém, dịch bệnh, v.v., các giáo sĩ có thể kịp thời thu xếp cho đám đông xuống đó, hoặc đó là nơi tích trữ lương thực và quần áo, hoặc là nơi bảo tồn các tượng thánh, di sản hay đồ cổ của tu viện, v.v.

Những ga tàu điện ngầm cổ kính này được xây dựng trên cơ sở của những tòa nhà cổ có sẵn từ trước. Mặc dù được xây dựng trong thời kỳ suy thoái kinh tế và bất ổn xã hội, nhưng chúng đều có kết cấu hoàn thiện, bên trong tráng lệ giống như các cung điện tạm thời của hoàng đế. Ngay cả thiết kế thông gió cũng vô cùng tiên tiến, không khí hít thở đều trong lành, hơn nữa còn ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.

Nhưng các tuyến tàu điện ngầm của Nga được xây dựng trong những thập kỷ về sau lại không được như vậy, nhiều người đã nhận thấy sự khác biệt lớn. Bên trong các tuyến tàu điện ngầm hiện đại do Nga xây dựng đều không có gì đáng chú ý, chỉ là các lối đi và sân ga trống rỗng, không khí thì ngột ngạt do lỗi thiết kế thông gió, và mùa đông cảm thấy rất lạnh.

Con người thời cổ đại đã có thể tạo ra những thiết kế ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè. Tại sao trong thời hiện đại, khi công nghệ dường như đã hoàn thiện hơn, việc xây dựng những tuyến tàu điện ngầm lại thiếu khéo léo hơn trước? Những công nghệ thời xưa đã tan biến đi đâu? Đây có thể nói là một chủ đề khiến chúng ta phải suy ngẫm.

Nam Phương

Theo The Epoch Times

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga