Bác sĩ trị liệu và chuyên tim mạch Tatyana Romanenko nói về tác dụng của cà phê đối với sự trao đổi chất.

132 1 Lieu Ca Phe Co Giup Dot Chay Chat Beo Trong Co The Khong

© Ảnh: TeeFarm/ Pixabay

Bà lưu ý chất caffeine ức chế enzyme phosphodiesterase, dẫn đến sự tích tụ của chất cyclic adenosine monophosphate trong tế bào. Do đó, tăng cường sự phân hủy glycogen, còn được coi là một nguồn năng lượng dễ sử dụng.

Cơ thể, theo như bác sỹ Romanenko giải thích, sử dụng dự trữ glycogen theo những cách khác nhau, và phần lớn phụ thuộc vào đặc tính của tế bào.

"Glycogen gan bị phá vỡ khi nồng độ glucose trong máu giảm, ở đây chúng ta đang nói về thời gian nghỉ giữa các bữa ăn", bác sĩ chuyên khoa nói và lưu ý sau 12 - 18 giờ nhịn ăn, lượng glycogen dự trữ giảm.

Ảnh hưởng của cà phê đối với sự trao đổi chất

Trong cơ thể, lượng glycogen giảm khi gắng sức: trong quá trình tập luyện hoặc cố sức làm gì đó. Như bác sĩ giải thích, sự phân hủy glycogen được kích hoạt nếu thiếu glucose trong tế bào và trong máu - quá trình này cũng xảy ra khi nhịn ăn.

"Đồng thời, mức đường huyết chỉ được hỗ trợ "có chủ đích" do gan, với chất glucose-6-phosphatase, thủy phân este photphat của glucose", bác sĩ giải thích, và nói thêm chất caffeine trong cà phê ức chế enzym phosphodiesterase, kích thích trao đổi chất trong cơ thể và các mô, bao gồm cả việc thu nhận năng lượng từ chất béo.

Theo bác sĩ, hạt cà phê chứa 1 đến 2 % chất caffeine, còn trà chứa hơn 2%.

Bác sĩ cảnh báo, ngoài việc thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cà phê có thể dẫn đến mất ngủ, tăng nhịp tim, loạn nhịp tim, buồn nôn và các vấn đề khác, vì vậy nên thận trọng với loại thức uống này. Với những người có vấn đề về đường mật, cũng như các bệnh lý tim mạch, cũng nên hạn chế uống cà phê.

Nguồn: vn.sputniknews.com

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga