Do bận rộn hoặc ngại di chuyển mà nhiều nhân viên văn phòng có thói quen ăn trưa ngay tại bàn làm việc. Song theo các nhà khoa học việc làm này không những không đem lại hiệu quả công việc mà còn có thể là những tác nhân gây nên các vấn đề về sức khỏe và tâm lý.

132 1 An Trua Tai Ban Lam Viec Dang Khien Ban Ruoc Benh Vao Than

Dễ gây béo phì

Ăn trưa ở bàn làm việc khiến bạn khó “tập trung chuyên môn” vì thường tranh thủ gõ nốt văn bản hay lướt web, xem phim. Điều này khiến cơ thể và bộ não không tập trung xử lý lượng thức ăn bạn tiêu thụ. Kết quả là các hormone leptin không thể báo hiệu sớm tới bộ não khi nào là thời gian ngừng ăn. Điều đó có nghĩa bạn sẽ tiêu thụ nhiều hơn lượng calo mà bạn cần, dẫn đến tăng cân, thậm chí béo phì.

Giảm năng suất công việc

Việc rời khỏi bàn làm việc vào buổi trưa để nói chuyện với bạn bè, dành một chút thời gian cho cơ thể được thư giãn sẽ giúp bạn được tỉnh táo trong buổi chiều làm việc. Chính vì vậy, để có thể quản lý được công việc cũng như quản lý hành vi của mình thì bạn cần nghỉ ngơi để nạp năng lượng cho cơ thể, làm não bộ được thư giãn. Nhưng thói quen ăn tại bàn làm việc sẽ khiến bạn không còn tỉnh táo vì ngồi lì một chỗ.

Thiếu vận động

132 2 An Trua Tai Ban Lam Viec Dang Khien Ban Ruoc Benh Vao Than

Lẽ ra giờ nghỉ trưa là lúc bạn được nghỉ ngới, giao lưu với đồng nghiệp, đi lại để cơ thể vận động. Thói quen ăn tại chỗ làm việc làm ngăn cản bạn làm điều này. Do vậy những căn bệnh văn phòng sẽ có dịp tấn công bạn ví như bệnh đau vai gáy, đau lưng, tắc tĩnh mạch, bụng phình to…

 

 

Căng thẳng, trầm cảm

Các nhà nghiên cứu của ĐH Humboldt (Đức) phát hiện những người thường ra ngoài ăn trưa có cách xử lý khuôn mặt, nhận thức, sáng tạo và thoải mái hơn những người ăn trưa ở văn phòng. Điều đó đồng nghĩa với việc những người ăn trưa ở bàn làm việc có mức độ căng thẳng và huyết áp cao hơn, dễ dẫn đến bệnh trầm cảm.

Mắc bệnh tim

Ăn trưa tại chỗ sẽ kéo dài thời gian ngồi lâu hơn, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp cao và gây tăng cholesterol. Ngồi ăn tại bàn làm việc cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, một kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 65% người ăn trưa tại bạn làm việc một mình và ít có giao lưu với đồng nghiệp.

Dễ bị nhiễm vi khuẩn

So với bàn nhà bếp, bàn làm việc của bạn mất vệ sinh hơn 100 lần. Những mảnh vụn rơi ra từ thức ăn là nguồn sinh ra vi khuẩn có hại. Không chỉ thế, bàn làm việc còn là nơi chứa nhiều vi khuẩn từ bàn phím, chuột tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sản nhanh. Các nhà nghiên cứu khuyên chúng ta ăn ở nhiều nơi khác nhau để giảm thiểu vi khuẩn đi vào cơ thể.

Hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả

Không vận động sẽ khiến dạ dày yếu đi, dịch tiêu hóa bài tiết cũng giảm, cứ thế lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn, ăn uống kém ngon, hay bị chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, nguồn dinh dưỡng được cung cấp cho cơ thể hạn chế làm cho sức khỏe ngày càng suy yếu.

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga