Nhà phân tích Paul Iddon viết trên tạp chí Forbes cho hay, tính cơ động thấp là nhược điểm chính của hệ thống tên lửa phòng không Patriot mà Mỹ hứa chuyển giao cho Ukraine.

Theo đó, chuyên gia này cho rằng, mặc dù thực tế là hệ thống phòng không có tiềm năng ấn tượng, nhưng việc di chuyển nó trên chiến trường là vô cùng khó khăn và do đó, hệ thống này có thể trở thành mục tiêu dễ dàng cho các xạ thủ Nga.

“Một phi hành đoàn gồm 3 máy bay chiến đấu là đủ để kiểm soát hệ thống Patriot và có thể mất khoảng 90 người để gỡ bỏ nó cũng như cấu hình lại tất cả hệ thống”, ông Iddon giải thích.

Ông Iddon cũng nói thêm rằng, Patriot khó có thể giúp quân đội Ukraine trong cuộc chiến chống lại máy bay không người lái của Lực lượng vũ trang Nga, vì với số lượng lớn máy bay không người lái có thể loại bỏ hệ thống phòng không mà không gặp vấn đề gì.

1 Chuyen Gia Chi Ra Diem Yeu Cua He Thong Phong Khong Patriot

Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot. Ảnh: Global Look Press.

Mới đây, hôm 23/12, ông Scott Ritter, cựu sĩ quan tình báo Thủy quân lục chiến Mỹ và thanh tra vũ khí Liên Hợp Quốc tại Iraq trong những năm 90 cho rằng phiên bản hệ thống phòng không Patriot mà Nhà Trắng cung cấp cho Kiev sẽ lỗi thời và không thể bắn hạ các tên lửa hiện đại.

Cũng trong ngày, cựu tướng chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu Mark Hertling nghi ngờ về việc Ukraine sắp sử dụng hệ thống phòng không Patriot. Ông Hertling tuyên bố rằng Lực lượng vũ trang Ukraine sẽ cần nhiều tháng huấn luyện để sử dụng các tổ hợp.

Trước đó, hôm 21/12, Chính quyền Tổng thống Joe Biden chính thức công bố sẽ gửi gói viện trợ quân sự trị giá 1,8 tỉ USD cho Kiev. Đáng chú ý, gói viện trợ này sẽ bao gồm một khẩu đội tên lửa phòng không Patriot và bom dẫn đường chính xác cho các máy bay chiến đấu của Ukraine.

Cụ thể, Ukraine sẽ nhận được một khẩu đội Patriot, có tới 8 bệ phóng, mỗi bệ chứa từ 4 đến 16 tên lửa. Lực lượng Mỹ sẽ đào tạo binh sĩ Ukraine vận hành và bảo trì hệ thống ở nước thứ ba, có thể là Đức. Việc chuyển giao hệ thống Patriot cho Ukraine sẽ cần thời gian, khó có thể đến Ukraine trước mùa xuân.

Khoản viện trợ mới bao gồm khoản tiền 1 tỉ USD nhằm tăng cường “năng lực phòng không và tấn công chính xác mở rộng” và thêm 800 triệu USD hỗ trợ an ninh cho Ukraine. Gói vũ khí mới nhất của Mỹ nâng tổng số tiền nước này hỗ trợ quân sự cho Ukraine lên khoảng 22 tỉ USD. Gói hỗ trợ mới này sẽ giúp Ukraine tăng cường khả năng phòng không của nước này trước các cuộc tấn công tên lửa ngày càng gia tăng của Nga.

Liên quan đến việc đào tạo sử dụng tên lửa Patriot, các quan chức Mỹ tiết lộ nước này có thể bắt đầu huấn luyện quân đội Ukraine trên lãnh thổ của mình lần đầu tiên kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra.

Theo các quan chức Mỹ giấu tên được Politico trích dẫn, Mỹ đang cân nhắc dạy các binh sĩ Ukraine cách vận hành hệ thống tên lửa Patriot ngay tại Mỹ chứ không phải ở một căn cứ quân sự tại châu Âu như kế hoạch ban đầu.

Được biết, căn cứ Fort Sill thuộc bang Oklahoma sẽ là địa điểm hợp lý được lựa chọn để huấn luyện binh sĩ Ukraine vì tại đây có chuyên gia hướng dẫn và có các thiết bị mô phỏng phức tạp.

Theo các nguồn tin, vẫn chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra. Nếu Washington chọn phương án huấn luyện các binh sĩ Ukraine ngay tại Mỹ, thì đây sẽ là lần đầu tiên chính phủ Mỹ có động thái như vậy kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt vào cuối tháng 2.

Cũng theo các quan chức Mỹ hệ thống tên lửa Patriot sẽ chỉ được đưa tới Ukraine sau khi lực lượng Ukraine đủ khả năng vận hành. Nhiều khả năng hệ thống chuyển sang Ukraine sẽ được lấy từ kho dự trữ của Mỹ chứ không phải từ một nơi đã triển khai trước đó.

Bình Minh (lược dịch)

Nguồn: vietnamnet.vn

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga