​Khi cuộc chiến của Nga ở Ukraine tiếp tục leo thang, nhiều chuyên gia dự đoán rằng Putin có thể sẽ lôi kho vũ khí hạt nhân chiến thuật và quân sự của mình ra để giành lại quyền kiểm soát cuộc chiến. Một số lý do có thể làm bạn ngạc nhiên.

Khi cuộc chiến của Nga ở Ukraine tiếp tục leo thang, nhiều chuyên gia dự đoán rằng Putin có thể sẽ lôi kho vũ khí hạt nhân chiến thuật và quân sự của mình ra để giành lại quyền kiểm soát cuộc chiến. Một số lý do có thể làm bạn ngạc nhiên.

Sự leo thang sẽ dẫn đến chiến tranh hạt nhân?

Khi cuộc chiến của Nga ở Ukraine tiếp tục leo thang, nhiều chuyên gia dự đoán rằng Putin có thể sẽ lôi kho vũ khí hạt nhân chiến thuật và quân sự của mình ra để giành lại quyền kiểm soát cuộc chiến.

Tuy nhiên, có một số lý do tại sao điều này có thể không xảy ra. Một số lý do có thể làm bạn ngạc nhiên.

1 Nhung Ly Do Dang Ngac Nhien Tai Sao Putin Se Khong Su Dung Vu Khi Hat Nhan Chong Ukraine

2 Nhung Ly Do Dang Ngac Nhien Tai Sao Putin Se Khong Su Dung Vu Khi Hat Nhan Chong Ukraine

Vũ khí hạt nhân của Nga có thể không hoạt động?

Nếu thế giới đã học được bất cứ điều gì từ cuộc xâm lược Ukraine của Putin, thì đó là quân đội Nga không phải là một đội quân được trang bị tốt và được đào tạo bài bản mà hầu hết các nhà phân tích quân sự phương Tây đã lo ngại kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Quân đội Nga kể như đã sụp đổ.

Quân đội Nga hoạt động kém hiệu quả và 11 tháng chiến tranh đã cho thấy rằng phần lớn các thiết bị, khí tài đã không được bảo quản hoặc bảo dưỡng đúng cách trong 20 năm qua. Từ lốp xe phát nổ đến AK-47 mục nát, dường như không có gì trong kho vũ khí của Nga được bảo dưỡng đúng cách, kể cả kho vũ khí hạt nhân của họ?

Việc lưu giữ vũ khí hạt nhân là rất khó khăn.

Nga hiện có một kho dự trữ 5977 đầu đạn, trong đó, theo BBC, khoảng 1500 đầu đạn hiện đang trong biên chế và rất khó để duy trì trạng thái tốt của một kho dự trữ lớn như vậy. (Mỹ có 5428 đầu đạn, Tàu có 350 đầu đạn và Ấn độ với 160 đầu đạn - theo số liệu đầu 2022).

So sánh số liệu bảo dưỡng.

Chỉ trong năm 2021, Mỹ đã chi 44,2 tỷ USD cho việc bảo dưỡng kho vũ khí hạt nhân của mình, trong khi Nga chỉ chi có 8,6 tỷ USD (Nga sở hữu nhiều hơn Mỹ tới 549 đầu đạn.

Riêng phần chênh lệch này đã nhiều hơn tổng số của Tàu và Ấn độ cộng lại) - theo số liệu của "Chiến dịch quốc tế đòi bãi bỏ vũ khí hạt nhân".

Làm thế nào Nga có thể theo kịp ?

Làm thế nào một quốc gia như Nga, quốc gia có nhiều vũ khí hạt nhân nhiều hơn Mỹ rất nhiều có thể duy trì và bảo dưỡng kho hạt nhân của mình với ngân sách chỉ bằng 1/5 so với đối thủ cạnh tranh là Mỹ?

Hết cuộc thử nghiệm thất bại này đến cuộc thử nghiệm thất bại khác.

3 Nhung Ly Do Dang Ngac Nhien Tai Sao Putin Se Khong Su Dung Vu Khi Hat Nhan Chong Ukraine

Có một số bằng chứng cho thấy vũ khí hạt nhân của Nga đơn giản là không hoạt động. Ngay từ tháng 11/2022, ông Putin đã cố gắng thử nghiệm ngư lôi Poseidon mới của nước này nhưng không thành công, theo một quan chức Mỹ giấu tên.

Điện Kremlin thừa nhận thêm các cuộc thử nghiệm thất bại khác nữa.

Vào tháng 12.2022, Điện Kremlin thừa nhận một vụ phóng tên lửa thất bại khác, lần này là tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava của họ.

Lỗi kỹ thuật.

"Người ta đã chắc chắn", một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, "rằng hai giai đoạn đầu tiên của tên lửa vẫn hoạt động bình thường, nhưng đã có sự cố kỹ thuật trong giai đoạn thứ ba của quỹ đạo bay".

Ngay cả khi các loại vũ khí này hoạt động tốt thì Putin sẽ nhắm đến điều gì?

Vấn đề lớn nhất đối với Putin trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ là chọn một mục tiêu cho phép ông đạt được các mục tiêu chiến lược của mình, nhưng cuộc chiến ở Ukraine không có mục tiêu thực sự nào đủ giá trị để bù lại hậu quả tiêu cực của việc tấn công hạt nhân.

Sự leo thang sẽ không có ý nghĩa gì.

4 Nhung Ly Do Dang Ngac Nhien Tai Sao Putin Se Khong Su Dung Vu Khi Hat Nhan Chong Ukraine

Một sự leo thang trực tiếp đến mức phải sử dụng một quả bom hạt nhân lớn chống lại một thành phố của Ukraine sẽ không có ý nghĩa chiến lược, khiến Putin phải dùng đến vũ khí hạt nhân chiến thuật trên chiến trường. Nhưng sự lựa chọn này có nhược điểm riêng của nó.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật là vô dụng về mặt chiến lược.

"Quân đội Ukraine không tập trung đủ lớn ở một nơi để xứng đáng với cú đánh mạnh như vậy", nhà báo Robert Kelly của Axios khẳng định và nói thêm rằng "bất kỳ mục tiêu quân sự quan trọng nào của Ukraine đều có thể bị tấn công đủ bằng vũ khí thông thường của Nga".

Ngay cả một quả bom nhỏ cũng sẽ gây ra sự hủy diệt lớn.

Kelly nói: "Ngay cả một loại vũ khí nhỏ hoặc vũ khí hạt nhân chiến thuật - với đương lượng nổ dưới 5 Kiloton - cũng sẽ có tác động hủy diệt lớn. "

Quân đội Nga có thể bị ảnh hưởng.

5 Nhung Ly Do Dang Ngac Nhien Tai Sao Putin Se Khong Su Dung Vu Khi Hat Nhan Chong Ukraine

Nếu Putin quyết định sử dụng bom hạt nhân chiến thuật hoặc thiết bị hạt nhân chiến trường, điều này gần như chắc chắn sẽ tấn công trực tiếp vào quân đội Nga, và điều này có thể đủ để ngăn chặn Moscow.

Nó có đáng để mạo hiểm địa chính trị không?

Mối quan tâm thực sự đối với Putin không phải là chọn mục tiêu hay tự tiêu diệt quân đội của chính mình, mà là phản ứng dữ dội về mặt địa chính trị mà ông ta có thể phải đối mặt nếu quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine.

Phản ứng dữ dội trên phạm vi toàn cầu.

Kelly nói: "Một cuộc tấn công hạt nhân - với viễn cảnh đáng sợ là bình thường hóa việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong các cuộc chiến tranh trong tương lai - sẽ khiến ngay cả những chế độ chống phương Tây cứng rắn nhất cũng phải khiếp sợ.

Putin nói rằng ông ta sẽ không sử dụng chúng.

Trong một hội nghị vào cuối tháng 10.2022 , Putin đã tuyên bố rằng, mặc dù có nhiều cảnh báo, ông không có kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine.

Phát biểu của Putin.

"Chúng tôi thấy không cần thiết (sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine)", Putin tuyên bố, "điều đó không có ý nghĩa gì, cả về mặt chính trị lẫn quân sự".

Xác suất Putin sẽ sử dụng bom hạt nhân là bao nhiêu?

Trong một cuộc phỏng vấn với Greg Myre của NPR, chuyên gia quốc phòng và an ninh Michael Bunn cho biết ông ước tính xác suất Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine là từ 10 đến 20%.

Nhận xét của Bunn.

"Chúng ta đã có truyền thống 77 năm - một số người gọi đó là điều cấm kỵ - về việc không sử dụng vũ khí hạt nhân. Nga đang gây nguy hiểm cho truyền thống này", ông Bunn nói, "chúng ta phải làm mọi thứ có thể để duy trì truyền thống không sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh".

Các nhà phân tích khác cho rằng điều đó khó xảy ra.

Kênh tin tức châu Âu "Euronews" gần đây đã phỏng vấn Nikolai Sokolov, một nhà phân tích cấp cao tại Trung tâm Giải trừ quân bị và Không phổ biến vũ khí hạt nhân - (Center for Disarmament and Nonproliferation) ở Wien (CH Áo) và là cựu cố vấn của Bộ Ngoại giao Nga.

"Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra".

Khi được hỏi khả năng Putin sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine như thế nào, Sokolov nói: "Nếu bạn muốn nói đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Ukraine, thì xác suất là rất, rất thấp. Tất nhiên, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra trong những ngày này ".

Không phải ở Ukraine.

Nhưng Sokolov nói thêm rằng "tất cả các tín hiệu hạt nhân do Vladimir Putin và những kẻ đồng lõa với ông ta đưa ra kể từ khi bắt đầu cuộc chiến đều nhằm vào phương Tây và chống lại NATO, chứ không phải chống lại Ukraine", điều mà ông coi là một dấu hiệu tốt cho thấy vũ khí hạt nhân sẽ không được sử dụng ở Ukraine.

Nước Nga của Putin với thứ hạng tham nhũng bậc nhất thế giới đã biến một quân đội vang danh một thời trở nên bệ rạc, tha hóa và mất sức chiến đấu, chấp nhận thất bại thê thảm và nhục nhã trước một quốc gia có thứ hạng nghèo nhất châu Âu nhưng thừa tinh thần thà hy sinh tất cả để cứu nước như Ukraine.

Thế giới sau 11 tháng chiến tranh đã nhận rõ bộ mặt và thực lực của đội quân xâm lược - thực sự chỉ còn là một thứ quân hàng mã, ăn mày dĩ vãng vàng son của quân đội Liên xô thời chiến tranh chống phát xít.

Do đó mọi gào thét của đám diều hâu trùm tham nhũng Nga về việc sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân giờ đây chỉ làm trò cười cho phương Tây.

Ví dụ về những vụ tên lửa Nga vừa bay lên đã quay lại xóa sổ bệ phóng hay những cú đánh "chính xác" như vũ khí thời đầu thế kỷ 20 cho thấy ngay cả người Nga cũng lo sợ chính vũ khí của mình - Vậy thì Nga định dọa ai?

Bài và ảnh của The Daily Digest

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga