Một bùng phát tại một tòa nhà chung cư cao tầng ở thành phố Ô lỗ mộc tề (Urumqi),  khu tự trị Tân Cương  vào tối ngày 24/11, không chỉ thức tỉnh người dân Urumqi, Tân Cương mà còn còn khiến nhiều người Trung Quốc khác cũng tỉnh ngộ. 

1 Nguoi Dan Lan Dau Ho Vang Dang Cong San Trung Quoc Hay Ha Dai

Theo Secretchina, trong hai ngày qua, một loạt thông tin xuất hiện cho thấy không chỉ có các cuộc biểu tình của cư dân của các khu vực trong thành phố Urumqi yêu cầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa, mà tại Bắc Kinh, Quảng Châu, Lan Châu, Vũ Hán cùng những nơi khác, người dân cũng đã liên tiếp phát động biểu tình. Trong đó,  ở Thượng Hải, người dân tụ tập trên đường Ô Lỗ Mộc Tề, lần đầu tiên hô vang “Đảng Cộng sản Trung Quốc hãy hạ đài!”

Dịch COVID-19 tại Trung Quốc tiếp tục hoành hành, chính quyền nhiều nơi thực hiện chính sách phong tỏa, kiểm soát, cấm công dân “bước chân ra khỏi nhà” một cách vô lý. Một số khu vực thậm chí đã bị phong tỏa trong một thời gian dài, chẳng hạn như thành phố Urumqi ở Tân Cương đã bị phong tỏa hơn 100 ngày, tiếng oán than của dân chúng đã vang trời dậy đất. Vào tối ngày 24/11, một đám cháy đã bùng phát tại một tòa nhà dân cư ở cư xá Cát Tường Uyển, quận Thiên Sơn, thành phố Urumqi, theo báo cáo chính thức, 10 người đã chết và 9 người bị thương trong vụ cháy.

Tuy nhiên trang mạng  Creaders.net cho biết, một số cư dân mạng chỉ ra rằng một bác sĩ trực ban đã tuyên bố rằng số người chết thực sự là 44 người. Đồng thời, trên mạng xã hội cũng tiếp tục rò rỉ thông tin về lối đi an toàn của tòa nhà nơi xảy ra vụ việc đã bị khóa cửa và quấn dây thép, rằng nguyên nhân dẫn đến thảm họa là là do phòng dịch quá mức. Ngay lập tức, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra ở các khu vực địa phương, và nhanh chóng lan rộng ra nhiều nơi ở Trung Quốc.

Hỏa hoạn ở Ô lỗ mộc tề dẫn đến biểu tình dây chuyền, người dân kéo đến ủy ban thành phố

Video lan truyền cho thấy rằng nơi khởi xướng cuộc biểu tình vào ngày 25 tháng 11 là khu dân cư Liên Hưng của Quân đoàn 104 ở quận Saybagh, thành phố Ô lỗ mộc tề.

Thật trùng hợp, tại khu dân cư này lại xảy ra một vụ đánh đập, người dân đã kéo nhau đến cục cảnh sát yêu cầu giao kẻ hành hung ra và hô to “bỏ phong tỏa”. Sau đó, một số người dân đã đứng ra cầm quốc kỳ và kêu gọi mọi người biểu tình. Cuộc biểu tình đã gây ra phản ứng dây chuyền, và ngay sau đó cư dân của khu Di Hòa gần đó cũng lật đổ cổng chính và yêu cầu dỡ bỏ phong tỏa.

Đêm đó, các cuộc biểu tình đã mở rộng từ cư xá Liên Hưng của Quân đoàn 104 đến nhiều cư xá khác ở Thành phố Urumqi, yêu cầu chính quyền bỏ phong tỏa. Đoạn video cho thấy những người dân mặc quần áo ấm xuống đường vào ban đêm, hô vang “bỏ phong tỏa”, họ tập trung tại một chỗ và hát “quốc ca” trước khi xuất phát đến ủy ban thành phố Ô lỗ mộc tề.

Một video cho thấy một số lượng lớn cư dân đã đi vào lối vào của tòa nhà hội đồng thành phố.

Ở một video khác, một người dân đã nói với những người được gọi là lãnh đạo chính quyền thành phố rằng: “Dù dân thường chúng tôi đúng hay sai thì các ông cũng không nên thực thi pháp luật một cách thô bạo”, “các ông thậm chí còn không có cả phẩm chất tối thiểu của một công chức, đây có được coi là thế lực đen hợp pháp đang nắm giữ quyền lực không?”.

Cư dân của châu tự trị Bayingolin (Ba Âm Quách Lăng,) và thành phố Korla ở Tân Cương tập hợp tại ủy ban thành phố để phản đối

Vào ngày 26 tháng 11, một cư dân mạng đã đăng một đoạn video  có nội dung: “Người dân ở cổng ủy ban Khu tự trị Mông Cổ Bayingolin, Tân Cương, yêu cầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa”. Đoạn video cho thấy, trong đêm tối, người dân không ngừng hô vang khẩu hiệu “bỏ phong tỏa”.

Trong một video khác, cư dân mạng cho biết: “Tại thành phố Korla, Tân Cương, người dân vừa mới tập trung trước cổng chính quyền để yêu cầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa”.

Trong video, rất nhiều người đã tụ tập và la hét trong bóng tối, những tiếng hô “mở phong tỏa” nối tiếp nhau vang lên. Tuy nhiên, một đoạn video cho thấy hiện trường đã bị cảnh sát giải tán thô bạo và khung cảnh trở nên hỗn loạn.

Một số cư dân mạng cho rằng sở dĩ video tối như vậy là do tất cả đèn trên đường ở Korla đã bị chính quyền tắt đi. Một cư dân mạng cho biết: “Việc ngăn chặn đã bắt đầu rất sớm”.

Một cư xá ở Bắc Kinh  đã biểu hình và hô vang “Không cần Axit Nucleic mà cần Tự do” và một số cư dân đã tự xông ra ngoài cổng

Vào ngày 26 tháng 11, cư dân mạng “Từ Cách Cách” đã tung ra một đoạn video có nội dung “Cuộc kháng cự của người dân kinh đô: không cần axit nucleic, mà cần tự do! Kinh đô hùng mạnh, nhân dân Bắc Kinh cố lên!”, có thể nhìn thấy nhiều cư dân đang đi bộ trong thời tiết lạnh giá vừa đi vừa hét lên “Không cần axit nucleic mà cần tự do!”

Một video khác do một cư dân mạng đăng tải cho biết, đây là ở Châu Trang Gia Viên, quận Triều Dương, Bắc Kinh, hôm  26/11 xảy ra việc nhân viên chống dịch đánh người dân. Trong video có thể thấy, hai nhân viên chống dịch đang đánh người rất dã man, và có tiếng la hét vang đến. Hôm sau cư dân đạp đổ các tấm tôn sơn màu xanh yêu cầu dỡ bỏ phong tỏa (trong video ở 0’30). Nhiều người lao ra khỏi cư xá và đạp mạnh vào hàng rào phong tỏa dựng bằng tôn.

Cư dân trong một cư xá ở Lan Châu, Cam Túc hát quốc ca và kêu gọi chấm dứt phong tỏa

Vào ngày 26 tháng 11, một cư dân mạng đã đăng tải một video có nội dung: “Hôm nay, các cư xá ở tỉnh Cam Túc cũng đã bắt đầu biểu tỉnh rồi!” Trong video, một số lượng lớn người đã tập trung trên một con đường và cùng nhau hát quốc ca, và một chiếc xe cảnh sát đã đến hiện trường.

Trong một đoạn video khác (ở 0’42), khi nhân viên chống dịch và cảnh sát đã có mặt tại cổng của cư xá, rất đông cư dân đã hét lên “bỏ phong tỏa”. Một cư dân mạng cho biết: “Thật trớ trêu, những kẻ không cho bạn hát quốc ca giờ đây chính lại là những người ép buộc bạn phải hát quốc ca ở trường tiểu học”.

Trong một video khác, ngày càng có nhiều người có mặt tại một địa điểm nào đó ở Lan Châu và một số người dân đã lật tung một trạm lấy mẫu axit nucleic trên phố.

Theo Vision Times, cư dân mạng “A thập điểm”  cho biết: “Cam Túc đã đóng cửa rất lâu rồi, tháng tới tôi còn phải trở lại trường để thi nữa. Gọi cho trung tâm phòng chống dịch bệnh huyện thì bên đó nói rằng tôi không nên quay lại vì đường đã bị phong tỏa rồi. Nếu quay lại trường và bắt xe đến ngã tư của đường cao tốc sẽ bị đưa đi cách ly 5 hoặc 8 ngày, bất kể là tôi ở khu vực nguy cơ thấp”.

Cư dân ở Vũ Hán, Hồ Bắc đã xuống đường và hô vang “Bỏ phong tỏa! Chúng tôi muốn sống”.

Một cư dân mạng đã đăng video vào ngày 26 tháng 11 cho biết: “Tại thành phố cổ Hán Khẩu, Vũ Hán, mọi người tập trung ở tầng dưới và hét bằng loa phóng thanh: Bỏ phong tỏa! Chúng tôi muốn sống!”.

Trong video, rất đông cư dân tụ tập trên một con đường lớn dưới ánh đèn đường, trong đám đông có rất nhiều cụ già tóc bạc. Một người phụ nữ dẫn đầu kêu gọi: “Bỏ phong tỏa, Bỏ phong tỏa, Bỏ phong tỏa, Chúng tôi muốn sống!”. Nhiều cư dân vỗ tay hưởng ứng.

Cư dân ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, đổ xô ra khỏi cư xá để phản đối

Cư dân mạng đăng tải một đoạn video vào ngày 26 tháng 11 nói rằng, ở quận Bạch Vân thành phố Quảng Châu  có rất đông người dân tụ tập trong đêm,  có vẻ như  ai đó đang đẩy hàng rào sắt phong tỏa  xuống và có một tiếng động lớn. Một video khác quay cảnh làng Thượng Dũng ở Quảng Châu, trong video có rất đông người dân và những người mặc quần áo bảo hộ, còn có cả xe cảnh sát nhấp nháy đèn. Một cư dân mạng nhận xét: “So với Bắc Kinh và Thượng Hải, người dân Quảng Đông thực sự quá thẳng thừng. Họ chỉ hành động mà không cần phô trương bất kỳ cảm xúc nào”.

Cư dân ở Thượng Hải hét lên “Đảng Cộng sản hãy xuống đài!” Trùng Khánh và Trường Lạc của Phúc Kiến cũng biểu tình theo những cách khác nhau.

Ngoài ra, trên đường Ô Lỗ Mộc Tề ở Thượng Hải, mọi người tụ tập và hô vang “Đảng Cộng sản TQ hãy hạ đài!” Đây là khẩu hiệu mới nhất cho đến nay. Trong video ở Trùng Khánh, có cảnh sát và người dân đang nói chuyện với nhau, một chiếc loa đang phát bài hát “Nghĩa dũng quân tiến hành khúc”.

Vision Times cho biết, về vấn đề này, một cư dân mạng chia sẻ quan điểm: “Tại sao với Đảng Cộng sản, sự việc ở Ô Lỗ Mộc Tề lại nghiêm trọng hơn nhiều so với sự kiện ở nhà máy Foxconn? Một là Foxconn chỉ là một khiếu kiện về kinh tế, rất dễ giải quyết, và đối tượng khiếu kiện đầu tiên là nhà máy, còn cuộc biểu tình ở Urumqi là về chính sách zero-covid của quốc gia, đối tượng là chính quyền Urumqi, có ý nghĩa chính trị. Thứ hai, chỉ có 20.000 đến 30.000  công nhân Foxconn  tham gia vào cuộc biểu tình và quy mô nói chung có thể kiểm soát được,  ở Urumqi có nhiều người tham gia hơn, phía sau còn những người dân Tân Cương. Thứ ba là Urumqi nằm trong khu vực nhạy cảm của Tân Cương”.

Đường Tĩnh Viễn, một nhà bình luận về các vấn đề thời sự, cho biết trong chương trình “Bình luận nhanh và xa” vào ngày 26 /11 rằng, sự kiện biểu tình ở Tân Cương nối tiếp sự cố Foxconn và xung đột mang tính tập thể nổ ra gần như đồng thời ở quận Hải Châu, thành phố Quảng Châu, v.v., tất cả đều cho thấy rõ ràng rằng sự nhẫn nhịn của người dân đại lục đối với chính sách zero-covid nói chung đã đạt đến điểm tới hạn và áp lực của sự đè nén đang sắp bùng phát, nếu làn sóng phản kháng này không thể lật đổ zero-covid, thì bước tiếp theo sẽ chỉ là một hệ thống quản lý bằng quân sự nghiêm ngặt hơn mà thôi.

Theo cập nhật mới nhất mà chúng tôi có được, Những rào chắn lớn đã được dựng lên dọc theo con đường biểu tình chính ở Thượng Hải và cảnh sát đã thực hiện một số vụ bắt giữ. Dường như các cuộc biểu tình đã lắng xuống, khi có báo cáo về sự hiện diện dày đặc của cảnh sát tại các thành phố trên khắp Trung Quốc.

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga