Cách đây 79 năm, vào ngày 10 tháng 7 năm 1941, bắt đầu bảo vệ Leningrad trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.

132 1 Ky Niem Ngay Bat Dau Chien Dich Bao Ve Leningrad

Bằng mức giá của sự khó khăn thiếu thốn và xả thân hy sinh vô cùng to lớn, các chiến sĩ và cư dân đã giữ vững thành phố. 

Công cuộc anh hùng bảo vệ Leningrad đã trở thành một biểu tượng về sự can trường và lòng dũng cảm của quân dân Liên Xô.

Trận Leningrad là cuộc phong tỏa quân sự của quân đội Đức Quốc xã đối với thành phố Leningrad (hiện nay là Sankt-Peterburg), đồng thời là cuộc phòng thủ dài ngày nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai của Quân đội Liên Xô.

Đây là một trong các trận đánh có tỉ lệ tử vong cao trong lịch sử thế giới và là trận đánh có số dân thường thiệt mạng cao nhất trong toàn bộ Chiến tranh Xô-Đức.

Từ khi bị quân đội Đức Quốc xã bao vây cho đến khi được quân đội Liên Xô giải phóng, cuộc phong tỏa Leningrad kéo dài 871 ngày; bắt đầu từ tháng 9 năm 1941 và kết thúc vào ngày 27 tháng 1 năm 1944. Trận Leningrad là một trong các biểu tượng lớn nhất của cuộc đọ sức cả về quân sự cũng như về sức chịu đựng của con người giữa chế độ Xô Viết và chế độ Quốc xã.

Như dự kiến của Kế hoạch Barbarossa thì Leningrad là một mục tiêu chiến lược mà nếu chiếm được nó, nước Đức Quốc xã sẽ làm giảm sút đáng kể khả năng phòng thủ của Liên Xô, mở đường tiến tới Arkhangelsk.

Việc chiếm Leningrad không chỉ là chiếm đóng một thành phố bình thường mà còn là việc chiếm đóng nơi đã nổ ra cuộc Cách mạng tháng 10 Nga, một biểu tượng chính trị quan trọng của Liên Xô.

Đồng thời, chiếm Leningrad cũng là chiếm được một căn cứ hải quân quan trọng để phục vụ cuộc đối đầu trên biển giữa hải quân Đức Quốc xã và Hải quân Anh trên biển Baltic.

 

 

Hải Vân - Thời báo Nga

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga