Thuật ngữ ‘Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại‘ để chỉ một phần cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai kể từ 22 tháng 6 năm 1941 đến 9 tháng 5 năm 1945 chống lại Đức Quốc xã và các đồng minh ở Mặt trận Phía đông.

Chiến thắng của nhân dân Liên Xô chống phát-xít là một trong những sự kiện quốc tế trọng đại, mở ra cho nhân loại những triển vọng mới để xây dựng xã hội tiến bộ, tạo những điều kiện thuận lợi để nhân dân các nước trên thế giới có quyền lựa chọn cho mình con đường phát triển chính trị, xã hội.

Dưới đây là những con số thú vị đằng sau cuộc chiến tranh khốc liệt và huy hoàng của quân đội nhân dân Liên Xô:

1. Cuộc chiến kéo dài 1418 ngày

Cuộc chiến bắt đầu vào ngày 22 tháng 6 năm 1941. Nó kéo dài 3 năm 10 tháng và 18 ngày hay 1418 ngày đêm. Và trận chiến dài nhất trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại là trận chiến giành Leningrad – kéo dài 1126 ngày. Thành phố đã bị phong tỏa 871 ngày đêm.

132 1 15 Su That Thu Vi Ve Chien Tranh Ve Quoc Vi Dai

2. Hơn 7 triệu người đã tham gia trận chiến bảo vệ Moscow

Một số lượng người kỷ lục như vậy đã tham gia trận chiến bảo vệ Moscow (30 tháng 9 năm 1941 – 20 tháng 4 năm 1942).

132 2 15 Su That Thu Vi Ve Chien Tranh Ve Quoc Vi Dai

3. 26,6 triệu người chết trong chiến tranh

Sau chiến tranh, Stalin đã nêu con số “chính thức” những người thiệt mạng trong là 7 triệu người nhưng cho đến nay câu hỏi về số người chết thực sự vẫn còn bỏ ngỏ. Theo dữ liệu mới của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, tổng thiệt hại về người của Liên Xô lên tới khoảng 26,6 triệu người, trong đó có khoảng 12 triệu người là quân nhân.

132 3 15 Su That Thu Vi Ve Chien Tranh Ve Quoc Vi Dai

4. Hơn 2,5 nghìn tỷ rúp thiệt hại vật chất

Theo các số liệu chính thức, thiệt hại vật chất đối với Liên Xô từ cuộc chiến tổng cộng hơn là 2,5 nghìn tỷ rúp. Nó vào là khoảng 30% tài sản quốc gia của Liên Xô lúc bấy giờ.

132 4 15 Su That Thu Vi Ve Chien Tranh Ve Quoc Vi Dai

5. Hơn 1 triệu người đã nhận được huân chương “Giành được Berlin”

Trong số đó có tướng Georgy Zhukov và Ivan Konev. Hầu hết các huân chương đã được trao trong ba năm đầu tiên sau khi kết thúc chiến tranh.

132 5 15 Su That Thu Vi Ve Chien Tranh Ve Quoc Vi Dai

6. 57 600 tù binh chiến tranh Đức tại Moscow

132 6 15 Su That Thu Vi Ve Chien Tranh Ve Quoc Vi Dai

Vào ngày 17 tháng 7 năm 1944, khoảng 57 nghìn binh sĩ và sĩ quan Đức đã bị dẫn giải qua đường phố Moscow.

7. Ngày Chiến thắng 17 năm không được tổ chức

Lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng đầu tiên được tổ chức vào ngày 9 tháng 5 năm 1945, có quy mô lớn, nhưng không thể so sánh với hiện tại. Tuy nhiên, sau lễ kỷ niệm này, Ngày Chiến thắng đã bị hủy bỏ và không được tổ chức trong suốt 17 năm.

132 7 15 Su That Thu Vi Ve Chien Tranh Ve Quoc Vi Dai

8. 10 năm “chiến tranh” sau ngày Chiến thắng

Trong một thập kỷ sau ngày Chiến thắng, Liên Xô vẫn chiến tranh với Đức. Thực tế là, khi nhận được lời đầu hàng của Đức, Liên Xô đã quyết định không ký hiệp ước hòa bình với kẻ thù và do đó vẫn chiến tranh với Đức.

132 8 15 Su That Thu Vi Ve Chien Tranh Ve Quoc Vi Dai

9. 250 nghìn mark Đức cho ai bắt được Phát thanh viên nổi tiếng Yuri Levitan

132 9 15 Su That Thu Vi Ve Chien Tranh Ve Quoc Vi Dai

Phát thanh viên nổi tiếng Yuri Levitan trở thành một trong những biểu tượng của Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Giọng đọc của ông đã nâng cao tinh thần của người dân Liên Xô đến mức quân Đức treo thưởng 250 nghìn mark cho ai lấy được đầu của ông.

10. 22 xe tăng trong 30 phút

Kỷ lục độc nhất vô nhị của Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại được lập bởi ekip của thượng úy Zinoviy Kolobanov trên xe tăng KV của Sư đoàn xe tăng 01. Chỉ 30 phút sau khi bắt đầu trận chiến, quân Đức đã mất 43 xe tăng và 22 xe trong số đó đã bị đích thân xe tăng của Kolobanov phá hủy.

132 10 15 Su That Thu Vi Ve Chien Tranh Ve Quoc Vi Dai

11. 80 nghìn sĩ quan là phụ nữ

132 11 15 Su That Thu Vi Ve Chien Tranh Ve Quoc Vi Dai

Vai trò của phụ nữ trên chiến trường trong Thế chiến II là rất lớn. Trong những năm chiến tranh, khoảng 600.000 đến 1 triệu phụ nữ đã chiến đấu với vũ khí trong tay ở mặt trận, 80.000 trong số họ là sĩ quan.

12. 5 anh hùng nhí

Trẻ em cũng tham gia chiến đấu vì quê hương. Hàng chục ngàn trẻ em đã được trao huân huy chương các loại. Trong đó có 5 em nhận huân chương cao quý “Anh hùng của Liên Xô”.

132 12 15 Su That Thu Vi Ve Chien Tranh Ve Quoc Vi Dai

13. 60 nghìn chú chó phục vụ trong quân đội

Động vật cũng đóng một vai trò quan trọng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Trong suốt cuộc chiến, hơn 60 nghìn con chó được phục vụ trên các mặt trận khác nhau.

132 13 15 Su That Thu Vi Ve Chien Tranh Ve Quoc Vi Dai

14. 350 con lạc đà quân sự

350 con lạc đà đã tham gia vận chuyển vũ khí và lương thực trong trân chiến.

132 14 15 Su That Thu Vi Ve Chien Tranh Ve Quoc Vi Dai

15. 4 toa chở mèo được vận chuyển từ Yaroslavl đến Leningrad

132 15 15 Su That Thu Vi Ve Chien Tranh Ve Quoc Vi Dai

Trong khi phá vỡ vòng phong tỏa 871 ngày đêm Leningrad ngập tràn chuột. Người ta đã chở rất nhiều mèo tới đây để bắt chuột nhằm giữ gìn nguồn lương thực quý giá.

Nguồn: Sưu tầm. Ảnh: RIA

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga