Chuyên gia an toàn sinh học Nikolai Durmanov đã chia sẻ mối nguy hại khi có những người cố tình để mình bị nhiễm coronavirus nhằm mục đích phát triển các kháng thể chống lại căn bệnh này.

132 1 Tiet Lo Moi Nguy Hai Khi Co Tinh De Minh Lay Nhiem Covid 19 Nham San Sinh Khang The

© AP Photo / Mark Schiefelbein

Kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm có thể sản sinh sau khi tiêm vắc-xin hoặc sau khi bị bệnh. Vì lẽ đó nên có một số người cho rằng họ cần tự mình lây bệnh, mắc bệnh để có được những kháng thể cần thiết cho cơ thể.

Theo chuyên gia, ý tưởng này xuất hiện cách đây khoảng 300-350 năm, khi bệnh đậu mùa hoành hành và chưa có vắc xin phòng bệnh.

“Đúng là những người cố tình để mình mắc bệnh đậu mùa không chết nhiều như những người ngẫu nhiên mắc bệnh. Tỷ lệ tử vong trong số người nhiễm bệnh ngẫu nhiên là 34%, trong khi ở nhóm chủ ý để mình nhiễm bệnh là 3%. Những người bây giờ muốn lặp lại kinh nghiệm 350 năm trước với coronavirus phải chấp nhận rủi ro mọi người đều biết. Rủi ro này có đáng giá không? Xin thưa rằng không,” - ông Durmanov nói với Sputnik.

Theo ông, mối nguy chính của việc cố tình nhiễm coronavirus để sản sinh kháng thể là sự phiêu lưu như vậy không hứa hẹn kết quả cụ thể, vì hoàn toàn có nguy cơ bệnh diễn biến theo chiều hướng nặng.

“Kết quả không chỉ phụ thuộc vào cách lây nhiễm, mà còn phụ thuộc vào tình trạng miễn dịch, hồ sơ di truyền của người bệnh, liệu máu của người đó có chứa kháng thể chống lại bệnh coronavirus trước đó hay không, liệu người ấy có mắc bệnh tiểu đường hay không, và nhiều yếu tố khác. Nếu không biết rõ tất cả những vấn đề phức tạp này, bạn có thể nhiễm bệnh đến mức phải vào viện hoặc thậm chí tệ hơn”, chuyên gia kết luận.

Nguồn: vn.sputniknews.com

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga