Giáo sư Anch Baranova tại Trường Sinh học Hệ thống trực thuộc Đại học George Mason đã nói về hậu quả của đột biến coronavirus trong quần thể chồn.

132 1 Nha Sinh Vat Hoc Noi Ve Hai Dac Tinh Dang So Cua Coronavirus Dot Bien

Ảnh: REUTERS / Vasily Fedosenko

Nhà sinh vật học nói rằng một nghiên cứu khoa học hiện đang chuẩn bị được công bố ở Đan Mạch về những thay đổi trong cơ thể những con chồn bị nhiễm coronavirus. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng chủng coronavirus mới lây lan từ động vật khác với chủng coronavirus ban đầu bởi bốn đột biến - đó là lý do tại sao coronavirus có những đặc tính mới.

Những đột biến này có thể sinh ra nhiều vi rút hơn. Điều này có thể dẫn đến hậu quả như thế nào, nếu một chủng coronavirus như vậy bắt đầu lây lan trong quần thể người? Sẽ có cái gọi là "siêu truyền nhiễm". Những người nhiễm chủng coronavirus này có thể sẽ lây lan cho nhiều người khác", - bà Baranova nói trong chương trình phát sóng trực tiếp trên YouTube.

Bà Baranova gọi kết quả thí nghiệm trung hòa huyết thanh lấy từ những người đã khỏi từ dạng COVID-19 ban đầu vụ dịch là "điều tồi tệ nhất" của đột biến mới. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong hầu hết các trường hợp, kháng thể từ huyết thanh này không thể vô hiệu hóa virus đột biến.

Đan Mạch tiêu diệt chồn

Ngày 4/11 Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen tuyên bố tất cả chồn ở nước này cần bị tiêu diệt, vì chúng có thể là vật mang coronavirus đột biến và truyền sang người. Loại vi rút này rất nguy hiểm vì nó làm giảm kháng thể, do đó, vắc xin được tạo ra có thể không có tác dụng. Một tuần sau, các nhà chức trách Đan Mạch đã xin lỗi về yêu cầu không phù hợp là phải giết tất cả chồn do COVID-19 trước khi luật liên quan được thông qua, nhưng không từ bỏ ý kiến rằng cần tiêu diệt chồn để cứu nhân loại.

Nguồn: vn.sputniknews.com

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga