Dù có lãnh thổ vô cùng rộng lớn, Trung Quốc và Liên Xô cũng từng suýt bị kéo vào chiến tranh tổng lực chỉ vì một hòn đảo bé tí tẹo.

132 1 Hai Quoc Gia Rong Lon Xay Ra Chien Tranh Chi Vi Hon Dao Be Teo

Đảo Damansky/Trân Bảo rất nhỏ bé, chỉ rộng 0,74km vuông, không có người ở và nằm trên sông Ussuri. Đảo đóng vai trò như biên giới tự nhiên giữa Liên Xô và Trung Quốc. Trước khi xảy ra xung đột, quân Trung Quốc bắt đầu ra yêu sách đòi lại hòn đảo.

132 2 Hai Quoc Gia Rong Lon Xay Ra Chien Tranh Chi Vi Hon Dao Be Teo

52 năm trước, một cuộc xung đột biên giới đã xảy ra giữa Trung Quốc và Liên Xô, liên quan đến một đảo nhỏ ở vùng viễn Đông Liên Xô. Vụ xung đột này suýt đã nổ ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn giữa 2 cường quốc.

132 3 Hai Quoc Gia Rong Lon Xay Ra Chien Tranh Chi Vi Hon Dao Be Teo

Vụ việc xảy ra vào sáng ngày 2/3/1969, 300 lính Trung Quốc lợi dụng mặt sông Ussuri đóng băng đã vượt qua, tấn công 55 lính biên phòng của Liên Xô trên đảo Damansky (phía Trung Quốc gọi là đảo Trân Bảo).

132 4 Hai Quoc Gia Rong Lon Xay Ra Chien Tranh Chi Vi Hon Dao Be Teo

Để phản công lại đòn tấn công của lính Trung Quốc, Liên Xô sử dụng xe thiết giáp chở quân đánh vu hồi đánh vào sườn quân Trung Quốc và buộc họ phải rút lui khỏi đảo. Tuy nhiên, trận chiến vẫn chưa kết thúc ở đó.

132 5 Hai Quoc Gia Rong Lon Xay Ra Chien Tranh Chi Vi Hon Dao Be Teo

Hai tuần sau, đảo Damansky/Trân Bảo biến thành chiến trường một lần nữa. Vào ngày 15/3, một sư đoàn bộ binh Trung Quốc tràn qua tấn công đảo, quân đội Liên Xô dùng pháo phản lực, bắn cấp tập vào quân Trung Quốc. Kết quả, giao tranh chấm dứt với số lượng tử sĩ của Liên Xô mất 58 lính, còn Trung Quốc chết hàng trăm quân.

132 6 Hai Quoc Gia Rong Lon Xay Ra Chien Tranh Chi Vi Hon Dao Be Teo

Căng thẳng quân sự giữa hai nước bùng phát khi Bắc Kinh tuyên bố, không công nhận đường biên giới vẽ vào thế kỷ 19 giữa Liên Xô và Trung Quốc. Lo lắng trước tuyên bố đó, Liên Xô triển khai gần 300.000 quân ở phần lãnh thổ châu Á, giáp với Trung Quốc vào năm 1967.

132 7 Hai Quoc Gia Rong Lon Xay Ra Chien Tranh Chi Vi Hon Dao Be Teo

Từ năm 1964, trên biên giới hai nước lẻ tẻ xảy ra các vụ xung đột bạo lực, giữa lực lượng tuần tra của hai bên, nhất là trên các đảo Trân Bảo và Thất Lý Tẩm trên sông Ussuri. Ban đầu là đấu khẩu, sau đến xô đẩy, rồi sử dụng gậy gộc, dao kiếm. Hai bên tố cáo lẫn nhau là thủ phạm gây ra tình hình căng thẳng trên biên giới hai nước.

132 8 Hai Quoc Gia Rong Lon Xay Ra Chien Tranh Chi Vi Hon Dao Be Teo

Vào lúc đó Trung Quốc đã sở hữu vũ khí hạt nhân nên xung đột giữa họ và Liên Xô có thể biến thành chiến tranh hạt nhân vào bất cứ lúc nào.

132 9 Hai Quoc Gia Rong Lon Xay Ra Chien Tranh Chi Vi Hon Dao Be Teo

Sau khi xung đột kéo dài hai tháng, cả Liên Xô và Trung Quốc đều thiệt hại về quân số, hai nước đã tìm kiếm được hòa bình. Vào ngày 11/9/1969, Thủ tướng Liên Xô Alexei Kosygin thăm Bắc Kinh. Ông Kosygin và người đồng cấp Trung Quốc đạt được thỏa thuận hai bên ngừng bắn và bắt đầu đàm phán về việc vẽ lại biên giới.

132 10 Hai Quoc Gia Rong Lon Xay Ra Chien Tranh Chi Vi Hon Dao Be Teo

Cho tới đầu thập niên 1980, Trung Quốc và Liên Xô vẫn bất đồng với nhau về vấn đề biên giới, lãnh thổ. Mao Trạch Đông thậm chí còn quay sang Washington để bắt tay, liên minh với “kẻ thù tư bản chủ nghĩa” và họ đã thành công.

132 11 Hai Quoc Gia Rong Lon Xay Ra Chien Tranh Chi Vi Hon Dao Be Teo

Năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon thăm Bắc Kinh. Sau đó Mỹ và Trung Quốc tuyên bố bình thường hóa quan hệ, trên thực tế họ đã thành lập được một khối chống Liên Xô ở Đông Á.

132 12 Hai Quoc Gia Rong Lon Xay Ra Chien Tranh Chi Vi Hon Dao Be Teo

Báo chí Liên Xô đã gọi Trung Quốc là những kẻ “phản bội”. Liên Xô khi ấy còn vướng bận với nhiều rắc rối khác trên trường quốc tế, như khủng hoảng tên lửa ở Tây Âu, chiến tranh ở Afghanistan, do vậy tình hình trên vùng biên với Trung Quốc cơ bản được giữ nguyên trạng.

132 13 Hai Quoc Gia Rong Lon Xay Ra Chien Tranh Chi Vi Hon Dao Be Teo

Chỉ đến năm 1989, nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình ký một hiệp ước về phi quân sự hóa biên giới, đồng thời tuyên bố quan hệ song phương đã được bình thường hóa. Hai năm sau, Liên Xô chấm dứt tồn tại. Nước Nga vào năm 1991 đã chính thức nhượng lại đảo Damansky/Trân Bảo cho Trung Quốc. Nguồn ảnh: Warhistory.

Tiến Minh

Nguồn: kienthuc.net.vn

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga