Mỳ tôm Miliket, xe đạp Thống Nhất, quạt con cóc… là những thương hiệu Việt nổi tiếng thời bao cấp mà thế hệ trẻ bây giờ nhiều người không biết đến. Cùngđiểm danh lại những thương hiệu này.

132 1 Nhin Lai Nhung Thuong Hieu Viet Nuc Tieng Thoi Bao Cap

1. Xe đạp Thống Nhất Chiếc xe đạp Thống Nhất thời bao cấp được coi như biểu tượng của sự giàu có, thành đạt và là niềm mơ ước của rất nhiều người. Thời đó, phải là gia đình khá giả mới có thể sở hữu được loại xe này. Ảnh: Nhân dân.

132 2 Nhin Lai Nhung Thuong Hieu Viet Nuc Tieng Thoi Bao Cap

2. Cao Sao Vàng Cao Sao Vàng – thương hiệu Việt nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả Liên Xô và các nước Đông Âu từ những năm 60 – 70 của thế kỷ trước. Hộp cao Sao Vàng “thần thánh” với người Việt Nam dường như trị được bách bệnh. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, đất nước mở cửa, cao Sao Vàng gặp khó với các loại dầu gió, dầu cao và các loại sản phẩm chăm sóc sức khỏe nhập ngoại. Mặc dù vậy, thời gian gần đây, sản phẩm này được rao bán nhiều trên các trang bán hàng nước ngoài với giá siêu đắt. Ảnh: Nhân dân.

132 3 Nhin Lai Nhung Thuong Hieu Viet Nuc Tieng Thoi Bao Cap

3. Xà bông “Cô Ba” Một thời, thương hiệu xà bông “Cô Ba” của ông Trương Văn Bền (1883 – 1956) một đại tư sản Việt Nam đầu thế kỷ XX đã đánh bật hàng ngoại nhập vào Việt Nam (đặc biệt là thương hiệu xà bông từ Marseille, Pháp), trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng, được người dân ưa chuộng và có mức thu “khủng”. Ảnh: VTC News.

132 4 Nhin Lai Nhung Thuong Hieu Viet Nuc Tieng Thoi Bao Cap

4. Kem đánh răng Dạ Lan Dạ Lan là thương hiệu Việt vang bóng một thời, được người tiêu dùng yêu thích, từng chiếm lĩnh 70% thị phần kem đánh răng nội địa những năm 1993 – 1994. Thương hiệu này được ông Trịnh Thành Nhơn bắt tay thành lập vào năm 1988 và rất nhanh chóng “làm mưa, làm gió” thị trường, đánh bật các dòng sản phẩm từ Trung Quốc. Ảnh: VTC News.

132 5 Nhin Lai Nhung Thuong Hieu Viet Nuc Tieng Thoi Bao Cap

5. Kem đánh răng Hynos Gắn bó một thời với người dân, kem đánh răng Hynos, một thương hiệu Việt nổi tiếng, ban đầu chỉ được sản xuất ở một xưởng sản xuất nhỏ, sau đó đã nhanh chóng bành trướng và chiếm lĩnh thị trường vào thế kỷ 20. Thương hiệu này là do doanh nhân Huỳnh Đạo Nghĩa (còn gọi là Vương Đạo Nghĩa) sáng lập. Ảnh: VTC News.

132 6 Nhin Lai Nhung Thuong Hieu Viet Nuc Tieng Thoi Bao Cap

6. Diêm Thống Nhất Trong thập niên 70-80 của thế kỳ trước, Diêm Thống Nhất từng được coi là niềm tự hào của ngành công nghiệp nhẹ và sản phẩm diêm Thống Nhất chiếm lĩnh gần như 100% thị phần đánh lửa tại Việt Nam. Tuy nhiên, sản phẩm diêm ngày càng ít được sử dụng, khi các công cụ đánh lửa hiện đại xuất hiện. Ảnh: Zing.

132 7 Nhin Lai Nhung Thuong Hieu Viet Nuc Tieng Thoi Bao Cap

7. Mì tôm Miliket Mì Miliket là thương hiệu nắm vị trí thống lĩnh trên thị trường thực phẩm, với nhãn hiệu 2 con tôm. Những năm 80, mì Miliket được coi là món ăn hảo hạng, có giá từ 500 đến 1.000 đồng, mức giá đắt đỏ thời bấy giờ. Vì thế không phải lúc nào cũng được ăn mì miliket. Thậm chí chỉ khi ốm mới được “tẩm bổ” bằng mì tôm. Ảnh: VTV.VN.

VTV.VN

 

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga