Trong nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ, hai hình ảnh chụp não bộ của trẻ đọc sách và trẻ xem điện thoại có sự khác biệt rõ rệt.

132 1 Hinh Anh Khac Biet Giua Nao Bo Cua Tre Doc Sach Va Tre Xem Dien Thoai

Các bố mẹ đều hiểu không nên cho trẻ xem điện thoại, thay vào đó cho trẻ đọc sách sẽ giúp thúc đẩy quá trình phát triển não bộ của trẻ. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng có thể kỷ luật với chính mình và với con trong việc dùng điện thoại thông minh. Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã đưa ra những bằng chứng thuyết phục về việc tại sao nên cho trẻ đọc sách thay vì vứt cho trẻ chiếc điện thoại.

Dưới đây là hình ảnh bộ não của một đứa trẻ tuổi mầm non thường xuyên được đọc sách.

132 2 Hinh Anh Khac Biet Giua Nao Bo Cua Tre Doc Sach Va Tre Xem Dien Thoai

Phần màu đỏ ở bức ảnh này cho thấy sự gia tăng của chất trắng có tổ chức ở khu vực chịu trách nhiệm cho khả năng ngôn ngữ và đọc hiểu. Đây cũng chính là khu vực hỗ trợ trẻ việc học tập.

Còn đây là bộ não của một đứa trẻ tuổi mầm non dành trung bình 2 tiếng mỗi ngày tiếp xúc với màn hình điện thoại, tivi.

132 3 Hinh Anh Khac Biet Giua Nao Bo Cua Tre Doc Sach Va Tre Xem Dien Thoai

Phần màu xanh trong hình cho thấy sự kém phát triển lan rộng và sự thiếu tổ chức của chất trắng cũng ở chính khu vực hỗ trợ việc học tập của trẻ.

Cả 2 hình ảnh trên được công bố từ các nghiên cứu mới đây của Trung tâm Khám phá khả năng Đọc và Đọc hiểu của Bệnh viện Nhi Cincinnati (Ohio, Mỹ). Nghiên cứu được thực hiện ở 47 đứa trẻ khoẻ mạnh từ 3-5 tuổi và chưa bắt đầu học mầm non.

Đây là những nghiên cứu đầu tiên cung cấp bằng chứng trong lĩnh vực sinh học thần kinh về những lợi ích của việc đọc sách và những nguy hiểm tiềm ẩn khi cho trẻ tiếp xúc với điện thoại, tivi quá nhiều.

Tác giả chính của nghiên cứu - tiến sĩ John Hutton nhận định: "Đây là một giai đoạn quan trọng bởi vì 5 năm đầu đời là thời gian bộ não phát triển nhanh nhất".

Chất xám của bộ não chứa phần lớn tế bào não có nhiệm vụ điều khiển cơ thể. Trong khi đó, chất trắng được tạo nên bởi các sợi có bao myelin, còn được gọi là bó thần kinh. Nó tạo nên sự kết nối giữa tế bào thần kinh và phần còn lớn của hệ thống thần kinh.

Sự gia tăng và có tổ chức của chất trắng là yếu tố quan trọng trong việc truyền thông tin giữa các phần khác nhau của não bộ, thúc đẩy các chức năng và khả năng học tập. Nếu không có một hệ thống truyền thông tin phát triển tốt, tốc độ xử lý của não sẽ chậm và gây khó khăn cho việc học tập.

"Trẻ vừa sinh ra có nhiều nơ-ron thần kinh hơn bất kỳ giai đoạn trong suốt cuộc đời. Tùy thuộc vào loại tương tác nào của trẻ với người chăm sóc, sự kết nối giữa các nơ-ron này sẽ được tăng cường hay giảm đi. Trải nghiệm sẽ làm tăng sự kết nối giữa các nơ-ron trong não, nhưng ngược lại, nơ-ron nào không được sử dụng tốt sẽ bị bộ não thải loại và chết đi" - Tiến sĩ Hutton nói.

 

 

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga